TÂM THƯ GỬI TÁC GIẢ
TƯƠNG LAI – HÔM NAY (10/10/2020)
Chào bạn – Những Tác giả tương lai!
Trong suốt 7+ năm làm việc với hơn 150+ Tác giả xuất bản
sách là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của họ tôi nhận ra được một
kinh nghiệm vô cùng to lớn có thể chia sẻ cho bạn trong bức tâm thư này. Đó
chính là: Dù bạn là ai – đã từng sống như thế nào – và muốn sống như thế nào
thì trong chính bạn luôn có một cuốn sách bạn muốn chia sẻ nó đến với thế giới,
nói cách khác BẠN CHÍNH LÀ MỘT TÁC GIẢ - cho chính cuộc đời bạn, chứ không phải
là một ai khác! Và không ai có thể thay đổi được điều này.
Trong bạn có một CUỐN SÁCH, và mỗi ngày sống của bạn là một
trang sách. Và dù bạn có muốn thể hiện nó hay không – cuốn sách đó vẫn còn đó ở
trong bạn, ngày qua ngày bạn viết nên cuộc đời mình – trên hành trình của cuộc
sống. Hãy suy nghĩ về điều này: Bạn chính là NGƯỜI QUAN SÁT cuộc sống – và cũng
chính là người chứng kiến cuộc sống của mình diễn ra trên cuộc đời này. Bạn viết
nên cuộc sống của mình thông qua các sự kiện – và dù điều đó có diễn ra theo
cách này – bạn vẫn luôn là một TÁC GIẢ cho chính cuộc đời mình – trong suốt cuộc
đời mình.
Hầu hết đều nghĩ rằng để trở thành Tác giả thì cần phải
là một NHÀ VĂN, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Nhà văn – hay người viết
chỉ là cấp độ TÁC GIẢ CẤP 1, và còn có đến 3 cấp độ Tác giả tiếp theo mà hầu hết
mọi người vẫn chưa nghĩ đến. Một Tác giả thành công thường ở cấp độ 3 trở lên,
điều đó cũng có nghĩa là từ cấp độ 1 (đến cấp độ 2) của vai trò trở thành Tác
giả cũng chỉ là chặng đường bắt đầu trên đường để trở nên thành công.
5 CẤP ĐỘ CỦA MỘT TÁC
GIẢ THÀNH CÔNG, đó chính là:
1 – Cấp độ 1: Cấp độ
của một Nhà văn – Người viết lách (Nhà Chuyên môn)
Hầu hết mọi Tác giả thành công trong quá khứ như William Shakespeare, Ernest Hemingway,
Franz Kafka… đều là những nhà văn nổi tiếng. Họ sống bằng nghề viết văn, diễn
tả một hiện thực của cuộc sống thông qua các câu chuyện (với vai trò của Người
quan sát – một thực thể CON NGƯỜI đúng nghĩa) và con đường trở thành Nhà văn của
họ đã giúp họ trở nên nổi tiếng. Ở Việt Nam, thế hệ Nhà văn – Người viết lách nổi
tiếng hầu hết được biết đến như: Xuân Diệu,
Xuân Quỳnh, Tản Đà, Chế Lan Viên, Nguyên Nhật Ánh… họ đều là những nhà văn
nổi tiếng – ghi đậm tên tuổi mình như là một hình ảnh có sức ảnh hưởng đến công
chúng.
Khi nghĩ đến Tác giả, hầu hết mọi người đều nghĩ đến những
Nhà văn nổi tiếng như vậy – hoặc có thể là những nhà thơ như thế. Tuy nhiên, thực
tế là có rất nhiều người viết văn – viết thơ nhưng hầu hết trong số đó điều
không thành công nếu như họ không tiến lên cấp độ 2 – Cấp độ của một Tác giả.
2 – Cấp độ 2: Cấp độ
của một Tác giả (Nhà Kinh doanh)
Cấp độ của Tác giả khác cấp độ của một Nhà văn ở chỗ một
Tác giả quan tâm đến việc kinh doanh (thương mại hóa Tác phẩm của mình) chứ
không chỉ đơn giản là người tạo ra tác phẩm (như một Nhà chuyên môn). Tư duy của
một Tác giả khác tư duy của một Nhà văn (Người viết lách) là họ sống dựa trên
thị trường đọc sách – chứ không chỉ sống dựa trên viết văn. Nếu như một Nhà văn
– Người viết lách (Nhà chuyên môn) sống dựa trên lời văn – viết văn của họ thì
một Tác giả sống dựa trên “thị trường đọc sách” và vì thế “thương mại hóa Tác
phẩm” mới là mối quan tâm của họ. Ở mức độ này, một Tác giả không nhất thiết là
một Nhà văn (viết giỏi) mà điều cần là họ cần trở thành một Nhà kinh doanh giỏi
– tự khắc họ sẽ có thể làm nên một những tác phẩm hay và cung cấp giá trị cho
thị trường. Với một Tác giả: một Tác phẩm được bán quan trọng hơn rất nhiều so
với một Tác phẩm được tạo ra.
Ở Việt Nam – ta có thể biết đến những Tác giả có những
đóng góp đồ sộ cho sự phát triển chung của cộng đồng như: Nguyễn Hiến Lê (Tác giả của hơn 100 Tác phẩm), Thu Giang – Nguyên Duy Cần, Hoàng Xuân Việt… Tầm thế giới chúng ta
biết đến nhiều Tác giả có tầm ảnh hưởng từ lĩnh vực của họ như: Stephen R. Covey – Tác giả của quyển
sách 7 Thói quen để hiệu quả, Napoleon
Hill – Tác giả của quyển sách Nghĩ giàu làm giàu, Dale Carnegie – Tác giả của quyển sách Đắc Nhân Tâm… và nhiều Tác
giả kinh điển khác (nhưng họ không phải là những Nhà văn). Thực tế hơn, những
Tác giả là những Nhà kinh doanh – Chuyên gia trong lĩnh vực của họ, và vì lý do
đó họ trở thành Tác giả.
3 – Cấp độ 3: Cấp độ
của một Tác gia (Doanh nhân)
Một Tác gia được hiểu theo nghĩa chính xác là một Tác giả
có nhiều tác phẩm nổi tiếng – có giá trị và có những đóng góp to lớn cho cộng đồng.
Cấp độ 3 – một Tác gia tương ứng là vai trò của một Doanh nhân – người có thể
xây dựng thương hiệu với giá trị không phải là bán những sản phẩm mà tạo ra một
thương hiệu – để dòng sản phẩm được lưu thông. Mối quan tâm lớn nhất của một
Tác gia (Doanh nhân) chính là THƯƠNG HIỆU – mà qua đó những Tác phẩm được sáng
tác có thể được MUA. Giá trị của một Tác gia – chính là một TÁC GIẢ LỚN – có sức
ảnh hưởng to lớn đến cộng đồng, và có rất nhiều giá trị để chia sẻ.
Những Tác gia có thể không phải là những Nhà văn chuyên
nghiệp – thậm chí họ có thể chỉ đọc lại cho những người khác viết – từ đó xây dựng
Tác phẩm dựa trên quan điểm của họ (và không tác rời quan điểm của Tác gia). Điều
này có nghĩa là những Tác phẩm mà Tác gia xây dựng và phát triển là những giá
trị - quan điểm của cuộc đời của một Tác gia.
Những Tác gia hiện đại có thể được kể đến như: Robert Kiyosaki – Tác giả của bộ sách
Cha giàu Cha nghèo, Jack Canfiel – Tác
giả của bộ sách Súp gà cho tâm hồn (Chicken Soup for the Soul), John C.Maxwell – Tác giả của hàng loạt
những quyển sách về chủ đề Lãnh đạo (và Phát triển Nhà lãnh đạo)…
Trong một quyển sách được viết, Robert Kiyosaki đã từng
chia sẻ ông không phải là một nhà văn viết sách hay (vì trong Nhà trường – môn văn
của ông cũng chỉ có 4-5 điểm), nhưng ông là một Tác giả có Sách bán chạy nhất
(và có lẽ vì thế - ông được liệt kê vào hàng của một Tác giả (Doanh nhân) có lượng
Tác phẩm đồ sộ - và có Sách bán chạy nhất).
4 – Cấp độ 4: Cấp độ
của một Triết gia – Nhà Tư tưởng (Nhà Văn hóa)
Một Triết gia là một Nhà khoa học – là chuyên gia và có mức
độ am hiểu về lĩnh vực mình viết ở cấp độ của một Nhà khoa học. Cấp độ này phải
kể đến từ những nhân vật thuộc hàng Nhà tư tưởng của nhiều thế hệ như: Lão Tử (Tác giả của Đạo Đức Kinh), Khổng Tử (Tác giả của Kinh Thư, Kinh Dịch…),
Mạnh Tử (Tác giả của các quyển sách:
Mạnh Tử Thượng và Mạnh Tử Hạ)… và nhiều Tác giả - được xem là Triết gia. Trong
thế kỷ hiện đại người ta có thể biết đến như Tác giả - được xem là Triết gia
như: Stephen Hawking – Tác giả của
quyển sách Lược sử Thời gian, Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ… Ông được biết đến như là
một Nhà vật lý lý thuyết có tầm ảnh hưởng lớn trong kỷ nguyên vật lý hiện đại.
Những nhân vật sau đây cũng có thể được xem là các Triết
gia có tầm ảnh hưởng (từ vai trò của một Tác giả) như: Osho, Krishnamurti… có thể được xem là những Triết gia – Tác gia –
Tác giả có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực của họ. Những Tác giả này không thực sự
nhận mình là một Nhà văn nhưng những Tác phẩm để lại của họ có tác động rất lớn
đến tinh thần và mang sự ảnh hưởng của trí tuệ của họ đến với mọi người khắp
nơi trên thế giới – họ đã thay đổi thế giới theo cách của một Triết gia – một
Nhà Tư tưởng – một Nhà văn hóa – bắt đầu từ những Tác phẩm của họ.
5 – Cấp độ 5: Cấp độ TỐI
THƯỢNG (Cấp độ DUY NHẤT không diễn tả được bằng ngôn từ)
Cấp độ Tối thượng không có ngôn từ để diễn tả. Vui lòng bạn
có thể tìm hiểu thêm qua các buổi gặp trực tiếp với Tác giả của bài viết này –
Tác giả Trần Trung Kiên.
Trân trọng!
Thư từ Bàn làm việc của Tác giả - Cố vấn Tác giả Trần
Trung Kiên