Hỏi: “Hy vọng và kỳ vọng khác nhau như thế nào? Cuộc sống nên có kỳ vọng hay hy vọng không? Nếu cuộc sống mất đi sự cân bằng của kỳ vọng sẽ gây ra muộn phiền, lo âu. Dưới mức lỳ vọng sẽ là thất vọng. Trên kỳ vọng sẽ hạnh phúc. Vậy câu hỏi là: cuộc sống không nên có kỳ vọng ở tương lai? Và đồng nghĩa cũng không nên có hy vọng?”
Hoàng Gia – Đáp:
Bản chất của cuộc sống là cân bằng, và cân bằng là một trong những phép màu của
cuộc sống. Nếu chúng ta bắt đầu từ góc nhìn của tổng thể thì cuộc sống là hiện
tại, và hiện tại thì luôn cân bằng. Nói cách khác, sự cân bằng của cuộc sống được
thể hiện trong chính bản chất của cuộc sống, và sự cân bằng đó có tính hai mặt.
Mặt thứ nhất, đó chính là KHÔNG GIAN
CỦA MỌI SỰ KIỆN là cân bằng.
Mặt thứ hai, sự cân bằng của cuộc sống
chính là sự cân bằng của tất cả các sự kiện được biểu hiện ra trên bề mặt của
những gì xảy ra trong phút giây hiện tại này. Và điều đó có nghĩa là, chúng ta
cần phải giải mã cái được gọi là HY VỌNG hoặc là KỲ VỌNG, trước khi chúng ta đi
sâu vào việc giải mã có nên hay không nên hy vọng – hoặc kỳ vọng đối với cuộc sống.
Cả hy vọng và kỳ vọng đều có một đặc
tính là “tìm kiếm một sự kiện tương lai”
diễn ra theo cách mà mình mong muốn. Nếu sự mong muốn đó là cân bằng – thì gọi
đó là hy vọng, còn kỳ vọng là sự mong muốn xảy ra – dù có cân bằng hay không
cân bằng (trong khoảnh khắc hiện tại đó). Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn nhận cuộc
sống thì cuộc sống chẳng bao giờ không phải là phút giây này, và phút giây này
cũng giống như mọi phút giây khác trong cuộc đời của bạn (nếu như bạn nghĩ có
hàng triệu phút giây trong cuộc đời) – thì phút giây này chẳng khác gì hàng triệu
phút giây khác, và phút giây hiện luôn cân bằng và sẽ mãi mãi luôn cân bằng.
Đó là lý do tại sao, sự hy vọng là điều
cần thiết để chúng ta có thể tiến về phía trước trong sự cân bằng – và nó chính
là “nguyên liệu” để cho tâm trí hoạt động và hướng đến. Nói cách khác, mặc dù
TÂM LINH chứa đựng sự mầu nhiệm vượt lên trên tâm trí nhưng căn bản là tâm trí
không thể hiểu được tâm linh, cho nên tâm trí sẽ luôn viện dẫn ra rất nhiều lý
do để trốn tránh phút giây hiện tại. Và kỳ vọng – chính là một trong số đó.
Vậy nên, hy vọng là sự gắn kết với
khoảnh khắc tiếp theo – nhưng trọng tâm vẫn là phút giây này, cho nên điều này
là cần thiết vào những khoảnh khắc mà đôi khi phút giây hiện tại hiện lên những
thứ không sao chấp nhận được. Nhưng nếu bạn có thể chấp nhận những thứ gần như
không thể chấp nhận được của phút giây hiện tại thì điều đó sẽ trở thành ân điển.
Cho nên, bất kỳ khoảnh khắc nào bạn hy vọng về tương lai với những điều bạn
mong muốn sẽ đạt thành – thì hãy hoàn toàn tin tưởng vào điều đó – từ phút giây
hiện tại này. Do đó, hy vọng không sinh ra thất vọng mà hy vọng chính nguồn năng lượng cho sự hy vọng (tiếp theo).
Tuy nhiên, kỳ vọng thì lại khác. Kỳ vọng
sẽ tạo ra sự thất vọng, bởi vì kỳ vọng có nghĩa “bắt ép” thực tại diễn ra theo
cách mà mình muốn – thuộc về sự kiện tương lai. Do đó, cách tốt nhất để vươn
lên phía trước đó chính là HY VỌNG và hành động với bất cứ thứ gì đang có trong hiện tại – để thực
hiện những gì mình mong muốn, thay vì để tương lai chiếm dụng hiện tại.
Trong một phân đoạn Kinh Thánh, có một
câu văn là “Cuối cùng chỉ còn 3 điều này
thôi. Đó là ĐỨC TIN, NIỀM HY VỌNG và TÌNH YÊU THƯƠNG. Nhưng cao trọng hơn cả là
TÌNH YÊU THƯƠNG.” Và mối quan hệ giữa chúng đó chính là khi chúng ta đối diện
với những sự kiện không sao chấp nhận được trong hiện tại – thì hiện tại vẫn
kêu gọi chúng ta chấp nhận, và để sự chấp nhận hiện tại có thể diễn ra thì 3 YẾU
TỐ “ĐỨC TIN, NIỀM HY VỌNG và TÌNH YÊU THƯƠNG” được xem là then chốt để chúng ta
có thể chấp nhận khoảnh khắc hiện tại – và tin tưởng điều xảy ra tiếp theo sẽ
trở nên tốt đẹp hơn.
Trong sự thật cốt lỗi, có rất nhiều
những người bằng niềm tin đã vươn lên trong cuộc sống – đi đến tương lai thành
công. Yếu tố thứ hai cũng tương tự như thế - NIỀM HY VỌNG soi sáng bước chân đi
đến tương lai bằng cách chấp nhận hiện tại này. Yếu tố thứ ba đó là – YÊU THƯƠNG
CUỘC ĐỜI hoặc tin tưởng CUỘC ĐỜI YÊU THƯƠNG CHÚNG TA đến mức cuộc đời sẽ không
gây khó dễ chúng ta thêm nữa. Và điều đó sẽ cho chúng ta bước đến tương lai – bằng
cách chấp nhận hiện tại này.
Cuối cùng, nếu bạn chấp nhận khoảnh
khắc hiện tại – NHƯ ĐANG LÀ – và thôi không còn nghĩ cuộc sống phải như thế này
hay như thế kia, và sau đó quay trở lại với chính mình, khám phá “MÌNH LÀ AI?” –
và tìm kiếm sức mạnh từ bên trong thì đó chính là nhân tố vĩ đại nhất để thay đổi
thực tại – thay đổi chất lượng cuộc sống, và biến cuộc sống trở thành nơi mà bạn
cho đi giá trị cho cuộc sống – thay vì mưu cầu từ cuộc sống phải làm gì cho
tôi.
Do đó, để bắt đầu cuộc hành trình
đúng mục đích thì sự thay thế câu hỏi “Tôi
muốn gì từ cuộc đời?” – trở thành CÂU HỎI MẠNH MẼ HƠN LÀ “CUỘC ĐỜI MUỐN gì từ tôi?” – sẽ làm bạn
nhận ra được sự thật về những gì cần thiết phải làm ngay bây giờ cho những gì bạn
mong muốn trở nên thành công trong cuộc sống.
///---
Thông điệp từ TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHOR | ROYAL ADVISOR