CUỘN KINH THỨ 5
NGUYÊN TẮC THỨ 3 TẠO LẬP SỰ GIÀU CÓ
SỐNG TRUNG THỰC
“Tài sản được trao cho những người
biết quản trị. Đặc tính quan trọng nhất mà người quản trị cần có chính là sự
trung thực”
Khi hoàn cảnh xảy ra không đúng như mong muốn, điều quan trọng là phải
học được từ những sai lầm từ một kết quả không đúng đó. Bởi vì:
"Thế
giới ngày càng phát triển nhờ học hỏi từ những sai lầm”.
Thay vì như thế, người ta lại thường hay đổ lỗi. Khi nói đến đổ lỗi người
ta thường nghĩ chỉ đến một loại đổ lỗi, đó là đổ lỗi cho người khác. Tuy nhiên
còn có 2 loại đổ lỗi khác nguy hiểm hơn mà người ta ít quan tâm đó là đổ lỗi
cho hoàn cảnh, và đổ lỗi cho chính mình.
Khi đổ lỗi cho người khác, bạn vô tình trao cho người đó một sức mạnh, và
bạn rất ít học hỏi từ những sai lầm để cải tiến kết quả tốt hơn trong tương
lai.
Khi một hoàn cảnh xảy ra không tốt bạn thường nói: "Nếu Lu-ca làm tốt hơn, thì chuyện này đâu
xảy ra kết quả tệ đến như thế?". Khi nói điều này bạn đã vô tình trao
cho Lu-ca một sức mạnh để giải quyết, và thực tế việc bạn tránh né một kết quả
xấu theo cách đổ lỗi cho một ai khác, bạn đã vô tình trao cho chính người đó
một sức mạnh. Kết quả lâu dài của thói quen tư duy này chính là bạn sẽ thua kém
chính người mà bạn đổ lỗi, vì lúc nào bạn cũng trao sức mạnh cho người kia, bạn
rõ ràng yếu hơn người kia cho nên một kết quả không hay xảy ra, bạn mới nói như
thế. Còn nếu bạn là một người dám chấp nhận thất bại và học hỏi từ những gì mà
kết quả không tốt mang lại thì bạn sẽ nói như thế này: "Đây là một kết quả không tốt. Nhưng trách
nhiệm này thuộc về cả 2 chúng tôi, nhưng tôi chịu trách nhiệm chính. Đây là bài
học quan trọng mà tôi cần phải học hỏi để không tái diễn lần tiếp theo".
Khi một ai đó đổ lỗi cho người khác, bạn sẽ thấy rõ một hiện tượng đổ
lỗi. Nhưng có trường hợp đổ lỗi khác mà ít ai ngờ đến, nhưng lại nguy hiểm hơn.
Đó chính là đổ lỗi cho hoàn cảnh.
Người có tính đổ lỗi cho hoàn cảnh sẽ nói như thế này, khi một kết quả
không tốt xảy ra: "Tại vì thời tiết
không thuận lợi cho nên kết quả mà tôi và Lu-ca đều không thể thực hiện tốt
được". Thay vì bạn đổ lỗi cho Lu-ca thì bây giờ bạn đổ lỗi cho hoàn
cảnh, một hoàn cảnh thời tiết không tốt. Điều này vô tình bạn trao sức mạnh cho
hoàn cảnh, và chẳng khác nào bạn nói hoàn cảnh quyết định kết quả của bạn và
của cả đội nhóm. Điều này chứng tỏ bạn yếu hơn hoàn cảnh. Và điều này sẽ dẫn
bạn đến một nơi, bạn sẽ không bao giờ vượt qua hoàn cảnh vốn có của bạn và điều
này thường nguy hiểm hơn trường hợp đổ lỗi phía trên. Nó cho bạn thấy bạn yếu
hơn hoàn cảnh, và điều này chẳng giúp cho bạn học hỏi từ những sai lầm. Càng ngày
bạn càng đi lùi lại so với hoàn cảnh hiện tại, và sẽ chẳng bao giờ bạn tiến xa
hơn cho đến khi nào bạn hiểu rằng: Chỉ
có trung thực chấp nhận mọi kết quả dù tốt hay xấu thì mới có thể tiến xa hơn
nữa. Nếu bạn trung thực khi kết quả không tốt, chắc mọi người sẽ nhìn
nhận bạn yếu kém về khả năng, nhưng có bao nhiêu người sẽ mạnh mẽ trọn vẹn?
Không ai cả, không ai là hoàn hảo cả. Khi bạn trung thực chấp nhận một kết quả
không đẹp sẽ trao cho chính bạn một sức mạnh hữu hình hoặc vô hình để giải
quyết các hoàn cảnh tiếp theo tốt đẹp hơn. Người ta tin vào một người trung
thực, hơn là người ta tin vào một người hoàn hảo. Vì sự thật không có ai hoàn
hảo cả, trừ Đấng đã tạo ra bạn đó là Đức Chúa Trời. Thế gian không có bất kỳ ai hoàn hảo, nhưng bạn có thể học cách để trở
nên trung thực.
Ngoài cách đổ lỗi phổ biến còn có cách đổ lỗi tưởng như là cao thượng,
nhưng đó là nguyên nhân nguy hiểm nhất dẫn đến thất bại mà bạn không thể ngờ.
Khi một hoàn cảnh không hay xảy đến, đáng lẽ bạn phải học hỏi từ hoàn cảnh đó
một bài học để vượt qua chúng và không vấp phạm lần tiếp theo, thì bạn lại truy
lỗi vào chính mình. Cách truy lỗi vào chính mình chẳng khác nào bạn đang đổ lỗi
cho chính mình. Điều này là không hay nhất, cho đến khi nào bạn hiểu rằng:
Không có bất kỳ ai có lỗi mà cần phải đổ lỗi, điều quan trọng nhất là học tập
từ những sai lầm đã tạo nên kết quả không hay đó.
Người có tình đổ lỗi cho hoàn cảnh thường sẽ nói: "Lỗi không phải của Lu-ca, cũng không phải
bởi thời tiết. Tôi chịu sai lầm, tất cả sai lầm là của tôi. Mọi người cứ la,
mắng tôi đi". Rõ ràng khi kết quả không hay xảy ra, thì không ai có
lỗi, kể cả bạn, người đồng hành với bạn, và kể cả hoàn cảnh. Điều quan trọng
khi kết quả không hay xảy ra đó chính là bạn phải học hỏi điều quan trọng từ
đó, và rút ra bài học quan trọng để không tiếp diễn trong tương lai. Một người
trung thực sẽ nhìn nhận vấn đề đúng bản chất của nó.
Một vấn đề
được nhìn nhận thế nào là đúng bản chất?
Đó chính là nguyên nhân xảy ra kết quả không hay này là từ đâu? Từ chính
mình, từ người đồng hành hay từ hoàn cảnh không thể định hình.
Nếu một hoàn cảnh không hay này có nguyên nhân là từ chính mình, thì bạn
hãy nhận lỗi và từ đó học được bài học từ hoàn cảnh này. Công khai nó ra và xin
lỗi, đó là cách tốt nhất thể hiện sự trung thực. Sự trung thực là nền tảng
không chỉ của sự giàu có, mà nó còn là nền tảng của con người.
Nếu một hoàn cảnh không hay này có nguyên nhân từ người đồng hành, thì
người đồng hành phải nhận lỗi. Và chính bạn, kể cả người đồng hành cũng phải
học hỏi từ hoàn cảnh đã diễn ra đó. Và sau này sẽ không tái diễn lặp lại hoàn
cảnh không hay này nữa. Điều quan trọng ở đây chính là sự học hỏi từ chính bạn
ngay cả khi người đồng hạnh của bạn là nguyên nhân gây ra hoàn cảnh không hay
đó. Đó vẫn là sự trung thực.
Nếu một hoàn cảnh không hay xảy ra có nguyên nhân từ chính hoàn cảnh
không thể vượt qua được. Điều này có nghĩa là nó không thuộc về trách nhiệm của
cá nhân ai cả, mà chính là bởi vì hoàn cảnh không thể vượt qua. Đây có nguyên
nhân ngoài ý muốn, và hoàn cảnh thì không thể thay đổi được. Như vậy thì hoàn
cảnh sinh ra một kết quả mới không như ý muốn. Nếu trình bày ra thì đó vẫn là
sự trung thực.
Trung thực là một đức tính ở đó ta nhìn nhận vấn đề theo đúng bản chất
của nó, chứ không nhìn nhận vấn đề theo cách mà chúng ta đổ lỗi, cũng như không
nhìn nhận vấn đề theo lý luận của chúng ta. Bởi vì điều quan trọng nhất là học
hỏi từ cuộc sống, chứ không phải trốn tránh nó khi vấn đề xảy ra.
Trung thực cho thấy sự mạnh mẽ của bản thân, và đó là một đức tính có thể
hoàn thành được. Người ta tin tưởng ở
người trung thực, chứ không phải người ta tin tưởng là người hoàn hảo.
Trung thực không chỉ thể hiện ở việc bạn không đổ lỗi cho người khác, cho
hoàn cảnh và cho chính mình, mà còn thể hiện ở chỗ bạn giữ chữ tín, nhất là chữ
tín trong lời hứa. Người giàu chính là người tôn trọng lời hứa nhất.
Tôi đơn cử cho bạn một ví dụ dễ hiểu để bạn thấy rằng: Tại sao sự trung
thực là yếu tố hàng đầu để trở nên giàu có.
Sự giàu có vốn dĩ không phải là những gì bạn đạt được, mà bạn có được sự
giàu có bởi vì Đấng tạo hóa đã ban cho bạn điều đó. Bạn chỉ là một quản gia,
chính là người quản trị tài sản trên đất, chứ thực tế tài sản đó không thuộc về
bạn. Nếu bạn đã từng nghe câu nói này: "Bạn đến Trái đất trần truồng, và ra đi cũng như thế", thì bạn
biết rằng bạn đến Trái đất là người không có gì? Và ra đi cũng không mang gì
theo? Vậy há gì, những thứ thuộc về giàu có là của bạn? Bạn chỉ là người quản
trị tài sản bạn đang có mà thôi. Quyền sở hữu thuộc về Đấng tạo hóa. Vậy nếu
Đấng tạo hóa muốn ban cho bạn tài sản? Thì điều quan trọng nhất mà Ngài muốn ở
một người quản gia là gì?
Điều quan trọng nhất mà Ngài muốn ở một người quản gia chính là: SỰ
TRUNG TÍN.
Sự trung tín hay sự trung thực chính là yếu tố quan trọng nhất để bạn trở
nên giàu có. Bởi vì đó chính là đức tính quan trọng mà Đấng tạo hóa muốn ở người mà
Ngài cho quản trị tài sản.
Vậy thì bây giờ bạn đã hiểu sự trung thực có ý nghĩa quan trọng biết
chừng nào để tạo lập sự giàu có rồi chứ?
Xét theo chiều kích của thế gian, tức là trong các mối quan hệ làm ăn
trên đất bạn cũng biết được điều này.
Bạn có bao giờ muốn làm ăn với người không trung thực không? Câu trả lời
là: KHÔNG.
Bạn có bao giờ muốn làm ăn với người thất hứa không? Câu trả lời là:
KHÔNG.
Bạn có bao giờ muốn làm ăn với người lỗi hẹn nhiều lần không? Câu trả lời
là: KHÔNG.
Đó cũng chính là nguyên nhân trong mọi cuộc giao dịch về kinh doanh, kinh
tế, nhất là tất cả các lĩnh việc liên quan đến tiền bạc người ta đều cần hợp
đồng. Chính hợp đồng là cơ sở để mọi người không bội tín. Điều này cho thấy
rằng yếu tố trung thực được đặt lên hàng đầu trong mọi lĩnh vực liên quan đến
tài chính – Nền tảng của sự giàu có.
Do đó trên con đường đi tìm sự giàu có, bạn không thể phục tùng tiền bạc,
điều bạn cần phải phục tùng chính là sự công chính. Sự công chính của một nhà
quản trị tài sản đó chính là sự trung thực.
Hãy nhớ điều này:
“Mọi người tin tưởng bạn bởi vì bạn
trung thực, chứ không phải bởi vì bạn hoàn hảo. Cho nên đeo đuổi sự trung thực,
sự giàu có sẽ đeo đuổi bạn, và chính sự trung thực bạn sẽ trở nên hoàn hảo”
... Vậy là hết ngày thứ 5
Trích sách"Người giàu nhất thế giới"
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc viết một cuốn sách? Trần Trung Kiên đã xuất bản cho hàng trăm Tác giả là những người đã sử dụng cuốn sách để gia tăng thu nhập – sự tín nhiệm và quyền lực của người nổi tiếng để tiếp thị, bán hàng và thành công trong cuộc sống. Anh là Tác giả của quyển sách “17 Cách để xây dựng sự nghiệp kinh doanh của bạn với một cuốn sách”, đồng thời là Cố vấn Tác giả của nhiều quyển sách bán chạy. Chương trình huấn luyện “Nghệ thuật Viết sách & Thành công” được thiết kế đặc biệt cho Tác giả, Diễn giả, Nhà đào tạo, Chuyên gia, Nhà khởi nghiệp, Nhà kinh doanh và Doanh nhân. Tìm ra lý do tại sao có hơn 100 Tác giả là những Chuyên gia hàng đầu Việt Nam đã xuất bản sách cùng với Tác giả - Cố vấn Tác giả Trần Trung Kiên, và bạn cũng có thể trở nên như họ bằng cách tham gia Hội thảo “Write a Book and Grow Business (Viết Sách & Phát triển Sự nghiệp Kinh doanh của bạn)”. Click ngay để Tham dự Hội thảo – Và mở ra một trang mới cho tương lai tươi sáng của bạn ngay từ hôm nay!
0 comments:
Đăng nhận xét