CÔNG VIỆC VÀ NƠI LÀM VIỆC...
Công việc không phải là “nơi người làm
việc phải đến” mà là “việc” mà người làm việc phải làm...
____________________
Khi
nhắc đến định nghĩa trên thì chắc mọi người hiểu rằng: Công việc không phải là “một
nơi” mà về bản chất “công việc là một việc”...
Tuy nhiên nhiều người nhầm lẫn điều này, thậm chí là rất nhiều người nhầm lẫn.
Lý do bởi vì sao?
Vì mọi người đều hiểu rằng
(theo mặc định), đã đi làm thì phải làm ở một nơi nào đó và nơi đó mang tính “cố
định”.
Có
một sự thật mà tôi nhận ra được: Làm việc ở nơi cố định đã được tính từ thời “văn
minh nông nghiệp” như các bạn đã biết.
Người
nông dân chỉ có một cách lựa chọn duy nhất là “gắn bó” với đồng ruộng – Và đó
là công việc quanh năm suốt tháng của người nông dân. Bạn phải hiểu rằng khái
niệm “làm ruộng gắn liền với địa điểm cố
định đã được ra đời từ thời rất xa xưa”. Và bây giờ những người thuộc văn
minh nông nghiệp vẫn gắn bó với đồng ruộng... Và câu chuyện đó vẫn còn tiếp diễn.
Tôi
muốn nhắc lại lịch sử của công cuộc làm việc với địa điểm cố định chứ không có
ý định nói làm việc cố định là không tốt và mọi người suy ra làm nông là không
tốt. Có một sự thật là Việt Nam (nếu biết tận dụng thế mạnh quốc gia) thì nên
làm nông sẽ tốt hơn.
Tuy
nhiên ở đây là chúng ta đang bàn đến khái niệm
công việc và nơi làm việc để ta thấu hiểu rằng: Địa điểm đã dần dần thay thế cái mà người ta gọi là “việc” trong tư duy
của con người như thế nào?
Khi công nghiệp ra đời thì
con người (làm việc) đã không gắn liền với “đồng ruộng” nữa mà người công nhân
(người lao động) gắn liền với “máy”.
Nếu nhân công in thì gắn liền
với “máy in”.
Nếu nhân công dệt vải thì gắn
liền với “máy dệt”.
Nếu nhân công rèn thì gắn liền
với “máy rèn”.
Nếu nhân công gì thì gắn liền
với “máy đó”...
...
Và có thể liệt kê ra hàng trăm loại máy như thế trong thời đại “công nghiệp hóa”
như chúng ta đã biết nó từng xảy ra khoảng 300 – 500 năm về trước.
Thời
đại công nghiệp hóa với vai trò máy móc trở thành chủ đạo trên con đường khai
thác các nguồn lợi kinh tế đã trở thành trào lưu tất yếu của thời đại. Và đó
cũng là lý do vì sao có hiện tượng “di dân” từ nông thôn lên thành thị.
Lý do cho cuộc di dân này chính là bởi vì: Máy ở đâu thì người ở đó, mà máy thì
gắn liền với ông chủ cho nên ông chủ ở đâu – người nhân công ở đó. Mà Ông chủ đến
những nơi đông người mới có khách hàng – Cho nên Ông chủ di cư theo “đô thị” và
như bạn thấy quá trình đô thị hóa từ đó mà ra đời. Và kết quả là nơi làm việc chính là “văn
phòng” mà các bạn thấy bây giờ.
Rõ
ràng làm việc thì ai cũng biết rằng “công việc” là quan trọng. Nhưng bạn sẽ thường
được hỏi một câu đại loại rất hay sau đó là: Nơi làm việc của bạn ở đâu?
(...)
Chi tiết:
http://baiviet.trantrungkien.com/2014/08/bai-viet-tran-trung-kien-cong-viec-va.html
PS://
Vì số lượng người đọc rất nhiều mà băng thông Website không tải nổi đồng thời hạn chế chỉ giúp cho những độc giả có lòng khát khao đọc những bài viết có giá trị mà không phân phối bài viết cho mọi người, để đọc được những bài viết hay người đọc phải đăng ký thành viên.
Tài khoản thành viên chỉ có 200.000đ/1 năm.
Đăng ký thành viên tại đây:
0 comments:
Đăng nhận xét