Truyện ngắn là một thể loại tuyệt vời đối với nhiều nhà văn. Không như viết tiểu thuyết, một công việc được cho là nặng nhọc và hao tổn sức lực, hầu như ai cũng có thể phác thảo - và quan trọng nhất - hoàn thành một truyện ngắn. Tuy nhiên bạn đừng cho rằng truyện ngắn dễ viết hoặc không có tính nghệ thuật và kém giá trị hơn tiểu thuyết. Công việc này đòi hỏi sự rèn luyện, tính kiên trì và óc tưởng tượng, nhưng bạn hoàn toàn có thể sáng tác những truyện ngắn của chính mình và khởi đầu cuộc hành trình trở thành tác giả tiếp theo có sách bán chạy nhất!
Cách viết truyện ngắn phần 3.
12.Xem lại và chỉnh sửa
Khi hoàn tất câu chuyện, bạn hãy đọc lại và sửa những lỗi kỹ thuật cũng như các lỗi về ngữ nghĩa và logic. Nói chung, bạn cầm đảm bảo mạch truyện phải trôi chảy, các nhân vật và vấn đề của họ được đặt ra và giải quyết một cách hợp lý.
Nếu có thời gian, bạn hãy nghỉ vài ngày hoặc vài tuần trước khi chỉnh sửa. Việc thoát ra khỏi câu chuyện sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn khi bạn quay trở lại.
13.Thu thập ý kiến của người khác
Gửi bản đã chỉnh sửa cho một người thân hoặc bạn bè để nhờ họ xem lại, chỉnh sửa và cho ý kiến. Nói với người đó rằng bạn muốn nghe những nhận xét thật lòng. Dành thời gian cho họ đọc và ngẫm nghĩ về câu chuyện, cung cấp bản sao để họ viết vào đó.
Xem xét mọi ý kiến của người phê bình – không chỉ là những điều bạn thích nghe. Cảm ơn người xem giúp bản thảo và không tranh cãi với họ.
Thu thập những phần chỉnh sửa và các gợi ý mà bạn cho là có giá trị. Công việc sáng tác của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn cân nhắc kỹ những lời phê bình có tính xây dựng, nhưng bạn không cần phải làm theo mọi lời khuyên. Không phải gợi ý nào cũng tốt. Truyện là của bạn, và quyền quyết định cuối cùng là ở bạn!
14.Đừng bỏ cuộc
Bạn có thể cảm thấy nản lòng khi gặp khó khăn trong quá trình viết. Bạn có thể mất đi nhiệt huyết, nổi giận với các nhân vật, đau buồn – thậm chí cảm thấy tội lỗi – khi nhân vật yêu quý của bạn qua đời hoặc bị giết.
Hãy hiểu rằng rất có thể trong vài thời điểm nào đó bạn sẽ hoài nghi về khả năng viết của mình. Điều này là hoàn toàn bình thường. Bạn sẽ cảm thấy không đáng để tiếp tục viết, cảm thấy mình nên từ bỏ và bằng lòng làm người phục vụ ở căng tin! Những ý nghĩ này khi đã xuất hiện sẽ dễ dàng xâm chiếm đầu óc bạn và buộc bạn phải đầu hàng.
Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của người viết là học cách đánh bại những cảm giác đó và tiếp tục viết. Khi bắt đầu có cảm giác hoài nghi hoặc mệt mỏi và nản chí, bạn hãy ngừng viết! Bạn có thể đứng dậy, đi dạo một vòng, tìm một món gì đó nhấm nháp, xem ti vi hoặc làm bất cứ điều gì giúp bạn thư giãn. Bạn sẽ quay trở lại với một tâm trí tươi mới để tiếp tục công việc. Có thể bạn vẫn chưa có hứng thú viết, nhưng hãy nhắc đến vài điều tốt đẹp về truyện ngắn của mình – bất cứ điều gì, từ một đoạn văn hay, một đoạn hội thoại sâu sắc cho đến một nhân vật thú vị mà bạn đã tạo ra – và tự chúc mừng mình. Bạn đang làm một công việc mà hiếm người làm được.
Nếu có ai đó biết đến và đã đọc truyện ngắn của bạn thì đó có thể là một nguồn khích lệ lớn đối với bạn. Tự nhủ rằng bạn sẽ hoàn thành câu chuyện vì đó là mong muốn của bạn. Cho dù câu chuyện này không phải là hay nhất – nhưng rồi bạn sẽ có những truyện khác. Nếu có mục tiêu để hoàn thành tác phẩm thì bạn sẽ quyết tâm làm được.
Đọc truyện! Không gì có thể giúp bạn học cách viết truyện ngắn tốt hơn là đọc những truyện ngắn hay. Để ý đến phong cách của tác giả và cách mà họ tận dụng lợi thế của sự súc tích để khiến câu chuyện có ý nghĩa hơn.
Khi đọc tác phẩm của nhiều tác giả với các phong cách khác nhau, bạn có thể học cách dùng nhiều “giọng văn” cho từng truyện ngắn của mình và làm phong phú thêm sắc màu sáng tạo của bạn. Chú ý cách mà các tác giả phát triển tính cách nhân vật, viết lời thoại và cấu trúc cốt truyện của họ. Sau đây là một số gợi ý:
· "I, Robot" (Tôi là rô-bốt) của Issac Asimov.
· "Steps" (Những bước chân) của Jerzy Kosinski.
· "The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County" (Con ếch nhảy trứ danh hạt Calaveras), của Mark Twain.
· "The Secret Life of Walter Mitty" (Bí mật của Walter Mitty) của James Thurber.
· "A Sound of Thunder" (Sấm rền) của Ray Bradbury.
· "Three Questions" (Ba câu hỏi) của Leo Tolstoy
· "Mr Gum and the Power Crystals" (Lão Kẹo Gôm và pha lê nhiệm màu) của Andy Stanton, truyện viết cho trẻ em (đây là truyện cơ bản)
· "Brokeback Mountain" (Chuyện tình núi Brokeback) của Annie Proulx
Ghi chú: nhiều truyện ngắn trong số này đã được chuyển thể thành các bộ phim thành công rực rỡ hoặc trở thành các hiện tượng văn hóa quen thuộc. Ví dụ, “Sấm Rền”, một tác phẩm được tái bản nhiều lần nhất mọi thời đại, đã đặt ra thuật ngữ “hiệu ứng cánh bướm”. Các truyện ngắn của Philip K. Dick đem đến cho chúng ta các bộ phim như Blade Runner (Tội phạm người máy) dựa trên cốt truyện "Do Androids Dream of Electric Sheep", phim Total Recall (Truy tìm ký ức) dựa theo truyện "We Can Remember It for You Wholesale, phim Minority Report (Bản báo cáo cuối cùng) và phim A Scanner Darkly (Máy quét nhân dạng) dựa theo các truyện ngắn cùng tên của ông, cùng các bộ phim và trò chơi điện tử khác. Quan trọng là ghi nhớ những điều này để bạn có được lợi thế khởi đầu.
Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!
0 comments:
Đăng nhận xét