Truyện ngắn là một thể loại tuyệt vời đối với nhiều nhà văn. Không như viết tiểu thuyết, một công việc được cho là nặng nhọc và hao tổn sức lực, hầu như ai cũng có thể phác thảo - và quan trọng nhất - hoàn thành một truyện ngắn. Tuy nhiên bạn đừng cho rằng truyện ngắn dễ viết hoặc không có tính nghệ thuật và kém giá trị hơn tiểu thuyết. Công việc này đòi hỏi sự rèn luyện, tính kiên trì và óc tưởng tượng, nhưng bạn hoàn toàn có thể sáng tác những truyện ngắn của chính mình và khởi đầu cuộc hành trình trở thành tác giả tiếp theo có sách bán chạy nhất!
Cảm hứng có thể đến bất cứ lúc nào, vì vậy bạn nên luôn có sẵn trong tay một cuốn sổ ghi chép để có thể ghi lại những ý tưởng chợt nảy ra.
Thông thường thì bạn sẽ chỉ nghĩ về những thông tin vụn vặt (một sự kiện thảm khốc mà bạn có thể xây dựng cốt truyện xoay quanh đó, một cái tên hoặc diện mạo của nhân vật, v.v…), nhưng đôi khi bạn gặp may, và toàn bộ câu chuyện bỗng hiện ra trong đầu bạn chỉ trong vài phút.
Học cách “động não” nếu bạn không thể tìm được cảm hứng hoặc cần viết truyện cấp tốc (chẳng hạn như viết truyện cho lớp). Nếu vẫn không thể nghĩ ra được ý tưởng nào, có thể bạn phải tìm cảm hứng từ bạn bè và người thân.
Trải nghiệm thường là một yếu tố tuyệt vời cho việc xây dựng một cốt truyện hay. Nhiều tác phẩm thần bí của Isaac Asimov xuất phát từ sự trải nghiệm về những sự kiện nào đó.
Nếu không thể nghĩ ra được ý tưởng nào, bạn hãy pha trộn các cốt truyện từ nhiều truyện ngắn khác nhau. Dựng lên một sự kiện nào đó – các sự kiện trong một câu chuyện không cần phải là thật.
Nếu bạn viết truyện theo một chủ đề, đừng hiểu đề bài theo nghĩa đen. Ví dụ: nếu chủ đề là “Cánh cửa mở”, bạn hãy nghĩ đến hình ảnh ẩn dụ. Bạn có thể nói về cánh cửa tâm hồn, một cuốn sách mở ra một thế giới khác, một cánh cửa dẫn bạn đến tương lai, hoặc một cơ hội để nắm bắt. Cố gắng chạm tới đề tài bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau; điều đó sẽ giúp câu chuyện của bạn có tính sáng tạo hơn.
Sau khi chọn được một ý tưởng, bạn cần nhớ các nghệ thuật cơ bản của truyện ngắn trước khi bắt tay vào viết. Các bước để viết nên một truyện ngắn hay là:
· Hồi tưởng: Bắt đầu từ một sự kiện xảy ra trước khi câu chuyện được mở ra.
· Đối thoại: đối thoại giữa các nhân vật hoặc độc thoại.
· Hành động: Bắt đầu với một sự việc đang xảy ra hoặc nhân vật đang làm việc gì đó.
· Giới thiệu: giới thiệu các nhân vật, bối cảnh, thời gian, thời tiết, v.v…
· Sự kiện khởi đầu: một điểm trong câu chuyện là khởi đầu của xung đột dâng cao
· Xung đột dâng cao: các sự kiện dẫn đến cao trào hoặc bước ngoặt.
· Cực điểm của cao trào: đỉnh điểm hoặc bước ngoặt của câu chuyện.
· Xung đột giảm dần: Câu chuyện bắt đầu đi đến hồi kết.
· Kết thúc mở: không giải quyết câu chuyện và không cho người đọc biết kết cục diễn ra như thế nào để họ tự tưởng tượng ra cái kết. Điều này sẽ hữu ích trong trường hợp bạn không còn thời gian để viết phần kết.
· Kết truyện: một cái kết hoàn chỉnh, theo đó xung đột chính trong câu chuyện được giải quyết – hoặc không! Bạn không cần phải viết theo thứ tự. Nếu có ý tưởng về một cái kết thú vị, bạn cứ thoải mái viết ra. Lùi lại hoặc tiến tới từ ý tưởng khởi đầu của bạn (có thể đó là phần mở đầu truyện hoặc không) và tự hỏi mình: “Điều gì đã xảy ra trước đó?”, “Tiếp theo sẽ xảy ra chuyện gì?”
Nếu gặp khó khăn trong việc tìm hiểu hoặc sáng tạo ra các đặc điểm của nhân vật, bạn hãy tìm trong chính cuộc sống của mình. Bạn có thể mượn những nét tính cách của người quen biết, thậm chí cả những người lạ lọt vào mắt bạn.
Ví dụ như, bạn có thể để ý thấy một người lúc nào cũng nhấm nháp cà phê, một người nói giọng oang oang, hoặc một người suốt ngày ngồi gõ bàn phím máy tính, v.v… tất cả những hình ảnh mà bạn quan sát được sẽ tạo thành một nhân vật rất thú vị. Nhân vật của bạn thậm chí có thể mang tính cách pha trộn của một vài người.
Để mọi người tin vào câu chuyện của bạn, các nhân vật trong đó phải hiện lên như ngoài đời thực. Đây có lẽ là một nhiệm vụ khá thách thức khi phải tạo nên những nhân vật vừa chân thực mà phải vừa thú vị. Sau đây là một số chiến thuật giúp bạn tạo nên những “con người thật” cho câu chuyện của bạn:
Viết một danh sách, trong đó ghi tên của nhân vật và mọi thuộc tính gắn với nhân vật đó mà bạn có thể nghĩ ra, từ vị trí của nhân vật trong dàn nhạc đến màu sắc yêu thích của họ, từ những động lực trong cuộc sống cho đến những món ăn mà họ yêu thích. Nhân vật có nói giọng địa phương không? Có nét độc đáo nào trong phong cách của họ không? Bạn không cần phải đưa hết mọi thông tin trên vào truyện, nhưng nếu bạn biết càng nhiều thì các nhân vật của bạn càng sinh động và chân thực đối với cả bạn và người đọc.
Nhớ rằng không nên tạo tính cách hoàn hảo cho các nhân vật. Mỗi nhân vật cần phải có một vài thiếu sót, một số rắc rối, một vài điểm không hoàn hảo và những điều bất an. Có thể bạn cho rằng không ai thích xem một nhân vật có nhiều nhược điểm, nhưng thực tế thì hoàn toàn trái lại. Người Dơi đã không thể trở thành Hiệp Sĩ Bóng Đêm nếu anh ta không phải là người xa lánh xã hội!
Người đọc có thể đồng cảm với các nhân vật có khiếm khuyết, vì điều đó gần với thực tế của cuộc sống. Khi suy nghĩ về các nhược điểm của nhân vật, bạn không cần phải tạo ra những điều to tát và kỳ quặc (mặc dù bạn hoàn toàn có khả năng đó). Đối với hầu hết các nhân vật, bạn nên cố gắng bám vào những điều mình biết. Ví dụ như, nhân vật của bạn có tính khí nóng nảy, sợ nước, cô độc, không thích tiếp xúc với mọi người, hút thuốc như ống bễ, v.v… Bất cứ đặc điểm nào cũng đều có thể phát triển theo cùng câu chuyện.
Đón xem tiếp phần 2.
Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!
0 comments:
Đăng nhận xét