[Ngày 44/365/365] VĂN HÓA – BÀN ĐẾN VĂN HÓA
TK (*) – Hỏi: Văn hóa là gì? Và tại sao đã đến lúc
chúng ta cần bàn đến Văn hóa?
Hoàng Gia –
Đáp: Văn hóa là một trong những khái niệm rất rộng và thường được xem là một
trong những thứ “xa xỉ” đối với hầu hết mọi người – đặc biệt là giới thường
dân. Một trong những thống kê về khái niệm Văn hóa là có đến hơn 164 định nghĩa
khác nhau về văn hóa – và mức độ rộng rãi của văn hóa được hiểu theo nhiều cách
khác nhau ở những người khác nhau.
Tuy nhiên,
Văn hóa chẳng có gì là “xa xỉ” vượt quá hiểu biết của con người – mặc dù đây là
ĐỈNH CỦA TÂM TRÍ (bao gồm mặt còn lại là TƯ TƯỞNG – tức là ĐẠO VỀ THỰC TẾ CUỘC
SỐNG – mà tâm trí có thể hiểu được). Tại sao nói Văn hóa là thứ xa xỉ? Bởi vì đối
với hầu hết mọi người Văn hóa chưa được phổ biến đúng như là “NÓ LÀ”, mà thường
được phổ biến dưới dạng “VÔ VĂN HÓA” như là… Điều đó đã làm cho Văn hóa được thực
hiện “không đúng” cũng như được hiểu không đúng trong cách tư duy không đúng về
Văn hóa, và đã làm biến dạng Văn hóa theo hướng “xa lạ” đối với hầu hết mọi người.
Sự thật là,
Văn hóa rất THỰC TẾ - và điểm tiếp cận về VĂN HÓA thì tâm trí có thể hiểu được
– đó chính là không bao giờ có VĂN MINH (TIẾN BỘ) nếu thiếu VĂN HÓA. Vậy Văn
hóa là gì? Mà nếu thiếu nó thì không thể có Văn minh (Tiến bộ).
Có 3 điểm
tiếp cận về VĂN HÓA – đó chính là TIẾN BỘ (hướng đến VĂN MINH) – CÂN BẰNG (hướng
đến TRẬT TỰ) – và THOÁI BỘ (hướng đến LẠC HẬU, HOANG DÃ), dựa trên HÀNH VI TẬP
THỂ (CỘNG ĐỒNG – XÃ HỘI) và hệ quả của HÀNH VI TẬP THẾ ĐÓ (Hiệu quả hoặc là Hậu
quả).
Cụ thể về
VĂN HÓA đó chính là câu hỏi: Nếu tôi thực hiện một hành vi (tư duy, suy nghĩ,
hành động, làm giàu, làm người… hay bất cứ thứ gì được gọi là HÀNH VI (BÊN
TRONG) và HÀNH VI (BÊN NGOÀI)) – mà nếu như MỌI NGƯỜI ĐỀU THỰC HIỆN HÀNH VI ĐÓ
(bao gồm cả TƯ DUY, SUY NGHĨ, HÀNH ĐỘNG…) – mà TÔI tốt hơn và cả xã hội cũng tốt
hơn, thì đó chính là VĂN HÓA – TIẾN BỘ (VĂN MINH).
Ngược lại,
là THOÁI BỘ - nghĩa là nếu tôi thực hiện một HÀNH VI (TƯ DUY, SUY NGHĨ, HÀNH ĐỘNG…)
và cả xã hội cũng thực hiện hành vi đó – mà điều đó trở thành “sức ép” khiến
tôi xấu đi – thì đó là VĂN HÓA – THOÁI BỘ (LẠC HẬU, hoặc HOANG DÃ). Và câu hỏi
đặt ra là: Bởi vì mọi người đều BÌNH ĐẲNG cho nên nếu bạn “được phép thực hiện một
hành vi nào đó” thì mặc định cả xã hội sẽ được phép thực hiện hành vi đó, và nếu
cả xã hội được phép thực hiện hành vi đó (và khi nó trở thành hiện thực) thì bạn
trở nên “xấu đi” (hoặc không tốt) trong xã hội đó – thì nếu điều đó không phải
là hành vi lỗi lầm, thì nó được gọi là gì?
Vấn đề là nếu
mọi người không quan tâm đến VĂN HÓA TỐT – thì xã hội đó sẽ không bao giờ tiến
bộ. Ngược lại, nếu một xã hội có VĂN HÓA TỐT – xã hội đó không thể không tốt.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao việc “cải tiến” xã hội có vẻ đơn giản như thế? Nhưng
xã hội lại không tiến bộ theo cách ĐÚNG NHƯ LÀ – mà lại có vẻ như mọi người
luôn “bắt chéo chân” nhau để đi?
Bởi vì giống
như mọi xã hội, xã hội được phân lớp ít nhất hai tầng lớp, đó là GIỚI TINH HOA
và THƯỜNG DÂN. GIỚI TINH HOA – “BIẾT” được những thứ mà thường dân không biết.
Và ngược lại, con đường trở thành GIỚI TINH HOA – bị ngăn cản bởi VĂN HÓA – do
chính xã hội đi trước tạo nên cho xã hội tiếp theo không thể tiến lên.
Do đó, để một
xã hội tiến bộ - GIỚI TINH HOA cần phải tạo ra một con đường “thoải mái” để cho
mọi người đều có thể trở thành GIỚI TINH HOA. Và điều này lại cần NIỀM TIN – đến
từ Vũ trụ - và với một nguyên tắc rộng lớn hơn, đó chính là CỦA CẢI (TÀI SẢN)
là dư dật chứ không phải khan hiếm như cách mà con người đã từng nghĩ đến.
Về mặt bản
chất, nguồn cung hữu hạn thì hữu hạn – nhưng nguồn cung vô hạn thì vô hạn. Vấn
đề đặt ra là hầu hết mọi người không tiếp cận được với NGUỒN CUNG VÔ HẠN – tức
là nguồn cung đến từ SỰ SÁNG TẠO chứ không phải đến từ sự cạnh tranh, dẫn đến
con người “bắt chéo chân nhau” trong sự cạnh tranh để đi – mà không thực sự “hỗ
trợ” (hoặc phục vụ)” để cùng nhau tiến về phía trước.
Thêm nữa,
ngoài Văn hóa – TIẾN BỘ (VĂN MINH) – và THOÁI BỘ (LẠC HẬU, HOANG DÃ) – còn có một
nguyên tắc VĂN HÓA đó chính là CÂN BẰNG (TRẬT TỰ), nhưng mọi người đã hiểu về
cân bằng một cách sai lệch – rằng có người NHIỀU HƠN thì sẽ có người ÍT HƠN.
Tư duy về
có người NHIỀU HƠN dẫn đến có người ÍT HƠN là tư duy khan hiếm – không phải tư
duy cân bằng. Tư duy CÂN BẰNG – chính là TƯ DUY TRẬT TỰ, tức là mọi thứ đều được
sắp xếp TRẬT TỰ THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH - dựa
trên những nguyên tắc BÊN NGOÀI TÂM TRÍ KHÔNG THỂ HIỂU ĐƯỢC (đến từ niềm tin về
sự trật tự đến từ một nguồn cội xa xôi – của Tạo hóa – không phải chỉ trong những
đoạn của tiến hóa mà thôi).
Điều đó có
nghĩa, chính cách tư duy về CÂN BẰNG sai lệch – đã dẫn đến một xã hội tạo ra
giá trị thặng dư không dựa trên sáng tạo mà lại dựa trên cạnh tranh, dẫn đến sự
đối nghịch không ngừng nghỉ với người khác, nhóm người khác, tổ chức khác, cộng
đồng khác, xã hội khác… mà không nhận ra một thực tế là XÃ HỘI LÀ MỘT – THẾ GIỚI
LÀ MỘT – không thể tách rời, và cũng không đưa một vật (hoặc chính mình) ở bên
ngoài sự lưu thông bất tận trong chu kỳ sinh – diệt của vạn vật.
Nói cách
khác, VĂN HÓA – XÃ HỘI đến từ tiên đề HÀNH VI – và được phát biểu dưới dạng
nguyên lý là: “Nếu TÔI có một hành vi (bao gồm cả tư duy, suy nghĩ, và hành động…)
được thực hiện – và nếu mọi người trong xã hội cũng thực hiện hành vi đó (bao gồm
tư duy, suy nghĩ, hành động…) thì xã hội và TÔI có TỐT hơn không? Nếu câu trả lời
là CÓ TỐT – thì đó VĂN HÓA TỐT (được biểu hiện trước tiên dưới HÀNH VI một người);
Nếu câu trả lời là KHÔNG TỐT – thì đó là VĂN HÓA KHÔNG TỐT; Nếu câu trả lời là
XẤU – thì đó là VĂN HÓA XẤU; Nếu câu trả lời là KHÔNG XẤU – thì đó là VĂN HÓA
KHÔNG XẤU; Nếu câu trả lời là KHÔNG XÁC ĐỊNH – thì đó là VĂN HÓA KHÔNG XÁC ĐỊNH.
Và về
nguyên tắc trọn vẹn, chúng ta cần đi theo VĂN HÓA TỐT – tức là KHỞI ĐỘNG TỪ
“HÀNH VI” mà nếu cả xã hội đều thực hiện hành vi đó – thì sẽ hình thành xã hội
tốt (bao gồm sự tốt cũng diễn ra đối với chính chúng ta – như một phần không thể
tách rời của xã hội); 4 hành vi còn lại thì chúng ta sẽ không bàn đến; Và điều
kỳ diệu của xã hội là – MỌI XÃ HỘI ĐỀU ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG DỰA TRÊN NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG
(TRẬT TỰ) – đến từ một trật tự BÊN TRÊN THẾ GIỚI NÀY chứ không phải bên trong
thế giới này.
Nói cách
khác, sự phát triển của nhân loại – sự thịnh vượng của nhân loại đến từ BÊN
TRÊN thế giới này chứ không phải đến từ bên trong thế giới này.
Và để chúng
ta có thể tiếp cận với nguồn năng lượng bên trên thế giới này – chúng ta cần
đưa vào không gian tập thể (tức là HÀNH VI CÁ NHÂN – tác động đến HÀNH VI XÃ HỘI)
– để tạo nên VĂN HÓA TỐT. Đó chính là định luật cho sự phát triển con người
chân chính – bất chấp sự hỗn loạn có vẻ như chúng ta đang sống trong một thế giới
đầy rẫy những vấn đề.
Vậy nên, đã
đến lúc chúng ta cần bàn đến VĂN HÓA – như một trong những con đường KHỞI NGHIỆP thực sự trong kỷ nguyên này.
Chúng ta có VĂN HÓA KHỞI NGHIỆP – và chúng ta có KHỞI NGHIỆP VĂN HÓA.
KHỞI NGHIỆP
VĂN HÓA – chính là con đường khởi nghiệp của những Nhà hoạt động xã hội trong
những kỷ nguyên trước đây đã tạo ra sự thay đổi sâu và rộng trong cuộc sống của
một cộng đồng – xã hội dẫn đến sự thay đổi đối với cộng đồng và xã hội khác.
Không chỉ
có KHỞI NGHIỆP – LÀM GIÀU, hay KHỞI NGHIỆP – KINH DOANH được thực hiện trong những
năm trở lại đây. Người ta nói QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP – đến từ tinh thần Do Thái –
và Quốc gia Do Thái, như là một trong những phong trào mạnh mẽ nhất trong kỷ
nguyên này. Mặc dù QUỐC GIA – DÂN TỘC đã là một khái niệm tương đối rộng, thì sự
thật là KHỞI NGHIỆP – còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn nữa.
Vì chúng ta
đã biết đến những phong trào VĂN HÓA trước đây đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ
trong cộng đồng – xã hội, và đã khiến cho những cộng đồng – xã hội này phát triển
vượt bậc.
Việc ứng dụng
VĂN HÓA – TỰ ĐỘNG HÓA cho ngành công nghiệp, đã thúc đẩy một lượng sản phẩm được
sản xuất hàng hoạt ra đời và tạo ra sự giàu có cho các nước phương Tây trong những
thế kỷ thứ 18 – 19 và 20.
Việc ứng dụng
VĂN HÓA – DÂN CHỦ HÓA ĐỌC SÁCH cho ngành phát triển tri thức của nước Mỹ, đã
thúc đẩy sự nghiên cứu và phát triển khoa học của Mỹ vào những năm của thế kỷ
18 – 19 – 20 dẫn đến lượng những Nhà khoa học toàn cầu trong các thế kỷ này đều
đến từ Mỹ. Và những Tác gia vĩ đại nhất thế giới cũng đều có nguồn gốc từ Mỹ.
Việc ứng dụng
VĂN HÓA – QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP, đã thúc đẩy Do Thái trở thành một quốc gia tiên
phong trong nghiên cứu và phát triển các công nghệ - khoa học – kỹ thuật –
thông tin sáng tạo để khởi động công cuộc kiến thiến quốc gia và đất nước, dẫn
đến việc giữ vững vị thế của một dân tộc thông minh nhất thế giới – mặc dù đã bị
lưu lạc hơn 2000 (năm) vong quốc.
Chúng ta có
thể kể đến hàng trăm những cộng đồng – xã hội đã được thúc đẩy VĂN MINH (TIẾN BỘ)
vì ứng dụng được SỨC MẠNH CỦA VĂN HÓA – và đưa VĂN HÓA trở lại thực tế (Real) –
mà tôi gọi là VĂN HÓA THỰC TIỄN (REAL CULTURE) – để làm cho một cộng đồng – xã
hội đi đến sự phát triển – thịnh vượng và văn minh trong sự “hợp sức” phát triển
cộng đồng (và đưa chính mình ra như là nguyên nhân cho sự phát triển đó) – chứ
không phải “lấy đi sức mạnh của cộng đồng (xã hội)” để phục vụ cho lợi ích cá
nhân.
Vậy nên, đã
đến lúc chúng ta cần bàn đến VĂN HÓA – và tách “cái tôi” ra khỏi các hoạt động
văn hóa – nhằm thúc đẩy sự phát triển cũng như kiến tạo sự thành công và thịnh
vượng cho cộng đồng.
Điều quan
trọng chúng ta cần biết đến là: Mọi Văn hóa đều bắt đầu từ TƯ DUY – và TƯ DUY ĐÚNG MỤC ĐÍCH là khởi nguồn cho
mọi VĂN HÓA TIẾN BỘ. Và nếu chúng ta có thể bắt đầu từ TƯ DUY ĐÚNG MỤC ĐÍCH –
chúng ta đều có thể xây dựng và kiến thiết VĂN HÓA ĐÚNG MỤC ĐÍCH. Và nếu chúng
ta có thể xây dựng và kiến thiết VĂN HÓA ĐÚNG MỤC ĐÍCH, chúng ta tạo nên sự
phát triển cho cộng đồng – xã hội lớn hơn rất nhiều so với sự phát triển cá
nhân, và nếu chúng ta làm như vậy – chúng ta “tự hỗ trợ chính mình” qua sự phát
triển từ cộng đồng – xã hội đó, bằng cách đưa vào xã hội HÀNH VI – VĂN HÓA TIẾN
BỘ.
ĐÃ ĐẾN LÚC CHÚNG TA BÀN ĐẾN VĂN HÓA – không phải là một
thứ gì đó bên ngoài tâm trí có thể hiểu được, mà nó chính là một THỰC TẾ (REAL)
để biến những gì không thể trở thành CÓ THỂ.
#AnewHumanBeing - #Culture - #Behavior - #Habits -
#CulturalStartup
Ngày 24/1/2022
Thông điệp từ: TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHOR |
ROYAL ADVISOR
0 comments:
Đăng nhận xét