NHỮNG
NGUYÊN TẮC THÀNH CÔNG
NGUYÊN
TẮC 1: CHỊU TRÁCH NHIỆM 100% CUỘC SỐNG CỦA CHÍNH BẠN (Bài 7)
Mặc dù nguyên tắc này đơn giản, song
thực hiện nó không hề dễ dàng. Để thực hiện, bạn cần tập trung suy nghĩ, có
tinh thần kỉ luật cao, luôn sẵn sàng thử nghiệm và mạo hiểm. Bạn phải luôn sẵn
lòng chú tâm tới những việc bạn đang làm và những kết quả bạn đang thu được. Bạn
phải hỏi xin ý kiến phản hồi từ chính bản thân, từ gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, cấp trên, thầy cô giáo, huấn luyện viên và khách hàng của bạn. “Những
việc tôi đang làm có tác dụng không? Liệu tôi có thể làm tốt hơn không? Liệu
còn có những việc nên làm khác mà tôi chưa làm không? Liệu có việc gì tôi không
nên tiếp tục tiến hành nữa không? Bạn thấy tôi có đang tự hạn chế chính mình
không?”
Đừng ngại hỏi. Hầu hết mọi người đều
ngại hỏi xin ý kiến phản hồi về những việc họ đang làm bởi họ lo sợ những điều
sắp phải nghe. Chẳng có gì đáng sợ cả. Sự thật là sự thật. Bạn nên biết sự
thật, đừng ngoảnh mặt làm ngơ. Và một khi biết được sự thật, bạn có thể sửa đổi
nó. Bạn không thể nâng cao cuộc sống, cải thiện các mối quan hệ hay hiệu quả
làm việc mà không biết ý kiến phản hồi từ những người xung quanh.
Hãy giảm tốc độ lại và chú tâm vào.
Cuộc sống luôn đem đến cho bạn phản hồi về những hành vi của bạn nếu bạn biết
để tâm. Nếu trái bóng golf luôn lăn trượt sang bên phải, nếu bạn không bán được
hàng, nếu bạn được điểm C trong tất cả các khóa học tại trường, nếu lũ trẻ giận
dỗi bạn, nếu bạn thấy mệt mỏi ốm yếu, nếu nhà bạn lộn xộn như bãi chiến trường
hay nếu bạn không cảm thấy hạnh phúc - đó đều là những phản hồi. Những sự việc
đó cho bạn thấy có điều gì đó không ổn. Đây chính là lúc cần để tâm tới những
việc đang diễn ra.
Hãy tự hỏi bản thân: Mình đã
làm/không làm gì để sự việc diễn ra như thế này? Mình cần cố gắng làm những
việc gì - những việc mình đang làm tốt? (Liệu mình có nên thực hành thêm, suy
tính nhiều hơn, phó thác nhiều việc cho đồng nghiệp, biết tin tưởng hơn, lắng
nghe hơn, đặt nhiều câu hỏi hơn, quan sát kỹ càng hơn, quảng cáo nhiều hơn, nói
“tôi yêu mến bạn” nhiều hơn hay kiểm soát lượng carbon hydrat hấp thụ vào nhiều
hơn?)
Việc gì mình đang làm song lại không
hiệu quả? Việc gì mình cần làm ít đi? (Liệu mình có nói quá nhiều, xem truyền
hình quá nhiều, ăn quá nhiều đường, uống quá nhiều bia rượu, thức quá khuya
thường xuyên, buôn chuyện và làm mọi người thất vọng quá nhiều?)
Việc gì mình chưa làm nhưng cần phải
làm thử để xem có mang lại hiệu quả không? (Liệu mình có nên lắng nghe nhiều
hơn, tập thể dục, ngủ nhiều hơn, uống nhiều nước hơn, đề nghị giúp đỡ,
marketing nhiều hơn, đọc sách, lập kế hoạch, trao đổi chuyện trò, giao phó công
việc, giám sát tiến trình, thuê huấn luyện viên, làm tình nguyện hay biết trân
trọng giá trị của người/vật khác nhiều hơn?)
HÃY
NGHE NÀY… NHỮNG KẾT QUẢ THU VỀ KHÔNG HỀ LỪA DỐI BẠN
Cách tốt nhất, nhanh nhất và dễ dàng
nhất để tìm hiểu việc gì đó mang lại hiệu quả hay không là chú tâm vào những
kết quả đang nhận được. Bạn có thể giàu có hoặc không. Bạn có thể yêu cầu được
tôn trọng hoặc không. Bạn có thể chơi golf xuất sắc hoặc không. Bạn có thể đang
có cân nặng lí tưởng hoặc không. Bạn có thể đạt được những điều mình mong muốn
hoặc không. Bạn có thể đang hạnh phúc hoặc không. Mọi việc chỉ đơn giản có thế
thôi. Những kết quả thu về không bao giờ lừa dối bạn!
Bạn phải từ bỏ thói quen bao biện và
phán xét, hãy chú tâm vào những kết quả bạn đang tạo ra. Nếu bạn quá gầy hay
thừa cân thì tất cả những nguyên cớ hay ho nhất trên đời cũng chẳng thể thay
đổi trọng lượng của bạn. Cách duy nhất để thay đổi kết quả nhận về là thay đổi
hành vi của bạn. Hãy quan sát kỹ càng hơn, tham gia nhiều khóa đào tạo về bán
hàng hơn, thay đổi cách thức bán hàng, thay đổi chế độ ăn uống, tiêu thụ ít
calo hơn và tập thể dục thường xuyên hơn - những việc này sẽ làm nên khác biệt.
Tuy nhiên, trước tiên bạn phải sẵn sàng xem xét những kết quả bạn đang tạo ra.
Điểm khởi đầu duy nhất chính là sự thật.
Như vậy hãy bắt đầu xem xét những
việc đang diễn ra. Hãy nhìn vào cuộc sống của bạn và những người liên quan. Họ
và cả bạn nữa có thấy hạnh phúc không? Cuộc sống đó có cân bằng, đẹp đẽ, thoải
mái, an nhàn không? Liệu hệ thống của bạn có hoạt động không? Bạn có đang đạt
được những thứ bạn mong muốn? Doanh thu ròng của bạn có gia tăng? Bạn có hài
lòng với điểm số? Bạn có khỏe mạnh, cân đối, không bị bệnh tật gì? Bạn có đang
tiến bộ trong mọi mặt của cuộc sống? Nếu không, nhất thiết phải có một việc gì
đó cần xảy ra và chỉ có bạn là người tạo ra việc đó.
Đừng tự đánh lừa bản thân. Bạn cần
thành thật với chính mình, dù rằng sự thật có tàn nhẫn thế nào chăng nữa. Hãy
tự kiểm điểm bản thân.
0 comments:
Đăng nhận xét