NHỮNG
NGUYÊN TẮC THÀNH CÔNG
NGUYÊN
TẮC 1: CHỊU TRÁCH NHIỆM 100% CUỘC SỐNG CỦA CHÍNH BẠN (Bài 2)
BẠN
PHẢI TỪ BỎ THÓI QUEN BAO BIỆN
99%
thất bại đến từ những người có thói quen bao biện (GEORGE WASHINGTON CARVER - Nhà
hóa học đã khám phá ra 325 công dụng từ hạt lạc)
Nếu bạn muốn tạo dựng cuộc sống mơ
ước, bạn phải biết chịu trách nhiệm 100% cuộc sống của bản thân. Điều này đồng
nghĩa với việc bạn phải từ bỏ tất cả những lời nói biện minh, những câu bào
chữa, những nguyên cớ tại sao bạn không thể hay chưa làm được việc gì và cả
thói quen đổ lỗi cho ngoại cảnh. Bạn cần từ bỏ vĩnh viễn tất cả những hành vi
trên.
Bạn phải tự đặt mình vào thế luôn
luôn có khả năng làm đúng, làm khác và đạt được kết quả mong muốn. Vì lý do nào
đó - do không hiểu, do bỏ quên, do lo sợ, do cầu toàn hay cầu an - bạn đã lựa
chọn con đường không sử dụng đến quyền năng đó. Ai có thể trả lời câu hỏi tại
sao? Điều đó không phải là vấn đề. Quá khứ mãi là quá khứ. Điều quan trọng là
tính từ giờ phút này trở đi, bạn lựa chọn - phải, đó chính là một sự lựa chọn -
hành động như thể (đó là tất cả những việc bạn cần làm) bạn chịu tránh nhiệm
100% đối với những việc xảy đến hay không xảy đến với mình.
Nếu một việc không xảy ra như dự
tính, bạn sẽ tự hỏi mình: “Tôi đã làm việc đó như thế nào? Tôi đã nghĩ gì? Niềm
tin của tôi ở đâu? Tôi đã nói hay không nói điều gì? Tôi đã làm hay không làm
việc gì để dẫn đến kết quả như vậy? Tôi đã làm gì khiến người ta hành động như
vậy? Tiếp theo, tôi cần phải làm gì nữa để có được kết quả mong muốn?”
Giáo sư Robert Resnick, một nhà vật
lý trị liệu sống tại Los Angeles đã đưa ra một công thức đơn giản song lại vô
cùng quan trọng. Công thức đó khiến ý tưởng về việc chịu trách nhiệm 100% đối
với cuộc sống của chính mình trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Công thức đó là:
E+R=O
(Event
+ Response = Outcome)
(Ngoại
cảnh + Phản ứng = Kết quả)
Về cơ bản, ý tưởng này có nghĩa mọi
kết quả bạn đạt được (dù đó có là thành công hay thất bại, giàu sang hay nghèo
đói, mạnh khỏe hay ốm đau, vui vẻ hay giận dữ) đều bắt nguồn từ cách thức bạn
phản ứng với ngoại cảnh.
Nếu
bạn không vừa ý với những kết quả đang đạt được, thì bạn có thể lựa chọn một
trong hai cách làm sau:
1. Bạn có thể đổ lỗi cho ngoại cảnh (E
- Event) đối với những kết quả không toại nguyện (O - Outcome). Nói cách khác,
bạn có thể đổ lỗi cho nền kinh tế, cho thời tiết, đổ lỗi do thiếu tiền, do
không được giáo dục đầy đủ, do chủng tộc, do phân biệt giới tính, do chính
quyền hiện tại, do vợ hoặc chồng, do thái độ của sếp, do thiếu hỗ trợ, do môi
trường chính trị, vân vân và vân vân. Nếu bạn là một vận động viên đánh golf,
thậm chí bạn còn có thể đổ lỗi cho câu lạc bộ và cho giải đấu. Rõ ràng, tất cả
những nhân tố này đều tồn tại song nếu chúng là nhân tố quyết định thì hẳn chưa
ai từng đạt tới thành công.
Jackie Robison hẳn đã không bao giờ
được chơi cho giải bóng chày chuyên nghiệp; Sidney Poitier và Denzel Washington
hẳn đã không bao giờ trở thành minh tinh màn bạc; Dianne Feinstein và Barbara
Boxer hẳn đã không bao giờ trở thành thượng nghị sĩ Hoa Kỳ; Erin Brockovich hẳn
đã không bao giờ lật tẩy được vụ ô nhiễm nước của công ty PG&E tại Hinkley,
California; Bill Gates hẳn đã không bao giờ sáng lập ra Microsoft và Steve Job
hẳn đã không bao giờ khởi nghiệp tập đoàn máy tính Apple. Đối với từng lý do “bất
khả thi” được đưa ra, đều có hàng trăm người cũng từng đối mặt với hoàn cảnh
tương tự mà vẫn thành công.
Vô số người đã vượt qua những nhân
tố được coi là trở ngại đó, do vậy, những nhân tố đó không thể gây trở ngại với
bạn. Không phải ngoại cảnh đang ngăn bước bạn mà chính là bạn đang ngăn bước
bản thân! Chúng ta tự dừng lại! Chúng ta suy nghĩ hạn hẹp và đắm mình trong
những hành vi tự chuốc lấy thất bại. Chúng ta bao biện cho những thói quen tự
hủy hoại bản thân (như uống rượu hay hút thuốc) bằng những lập luận vững chắc.
Chúng ta bỏ ngoài tai những góp ý hữu ích, không tự học hỏi và nâng cao kỹ
năng, tiêu tốn thời gian vào những việc lặt vặt, bị cuốn vào những cuộc trò
chuyện vô bổ, ăn những món có hại cho sức khỏe, không chịu tập thể dục, tiêu
xài vượt quá thu nhập, không chịu đầu tư cho tương lai, lảng tránh những cuộc
tranh luận cần thiết, không nói sự thật, không đòi hỏi những thứ mình mong muốn
và rồi sau đó lại băn khoăn: Tại sao cuộc sống của ta lại như vậy? Song đây lại
là lối sống của hầu hết mọi người. Họ đổ lỗi cho ngoại cảnh về tất cả mọi việc
không như họ mong muốn. Họ luôn bao biện cho mọi thứ.
2. Đơn giản bạn có thể thay đổi phản
ứng (R - Response) của mình với ngoại cảnh (E - Event) cho tới khi đạt được kết
quả (O - Outcome) mà bạn mong muốn. Bạn có thể thay đổi cách tư duy, cách giao
tiếp, thay đổi những hình ảnh trong đầu bạn (hình ảnh về bạn và thế giới) và
bạn còn có thể thay đổi cách ứng xử. Đó là tất cả những thứ bạn cần phải kiểm
soát. Thật chẳng may, hầu hết chúng ta lại bị thói quen chi phối mạnh tới mức
chẳng bao giờ có thể thay đổi được hành vi của mình. Chúng ta bị mắc kẹt trong
những phản ứng có điều kiện - đối với bạn đời và con cái, đối với đồng nghiệp
tại công sở, đối với khách hàng, với sinh viên và cả thế giới rộng lớn. Chúng
ta bị chi phối bởi những việc nằm ngoài tầm kiểm soát. Bạn cần lấy lại quyền
kiểm soát đối với suy nghĩ, hình ảnh, ước mơ và hành vi của mình. Ví như, tất
cả những suy nghĩ, lời nói và hành động của bạn cần phải có định hướng và phù
hợp với mục đích, giá trị và mục tiêu của bạn.
NẾU
KHÔNG TOẠI NGUYỆN VỚI KẾT QUẢ THU ĐƯỢC, HÃY THAY ĐỔI CÁCH PHẢN ỨNG VỚI NGOẠI
CẢNH
0 comments:
Đăng nhận xét