[Ngày 59/365/365] THÓI QUEN (Phần 3)
TK (*) – Hỏi: Tại sao rèn luyện thói quen tốt lại quan trọng? Và thói
quen nào là thói quen quan trọng nhất cần rèn luyện?
Hoàng Gia – Đáp: Điều đầu tiên mà tôi
muốn nói là bản thân thói quen là TRUNG
TÍNH – và không có thói quen nào được gọi là TỐT – cho đến khi bạn xác nhận
nó là tốt, và ngược lại không có thói quen nào là XẤU – cho đến khi bạn xác nhận
nó xấu. Nói cách khác, chúng ta cần biết rằng chúng ta không thể quy kết thói
quen nào là TỐT – hay XẤU cho đến khi chủ thể của thói quen (là ta hoặc là người
khác) xác nhận nó là THÓI QUEN TỐT – hoặc là THÓI QUEN XẤU, trong trường hợp TỈNH TÁO.
Thế nào là trường hợp tỉnh táo? Đó là
TRẠNG THÁI NHẬN THỨC của bạn “trên mức
suy nghĩ” – và trong nhiều trường hợp đó là TRẠNG THÁI NHẬN THỨC – mà bạn
không có chút suy nghĩ nào nhưng lại hoàn toàn tỉnh táo, hoặc là “nhận thức ở mức
thấp nhất” nhưng bạn lại hoàn toàn tỉnh táo.
Nói cách khác, bản thân THÓI QUEN –
không thể xác nhận là TỐT hay XẤU cho đến khi chúng ta biết chắc chắn rằng đó
là THÓI QUEN TỐT – hay là THÓI QUEN XẤU, dựa trên 3 yếu tố: HÀNH ĐỘNG – trong TRẠNG
THÁI NHẬN THỨC “trên mức suy nghĩ” (hoặc “dưới mức suy nghĩ”), thói quen tạo ra
kết quả TỐT hoặc XẤU một cách rõ rệt, và thứ ba là TRONG TRẠNG THÁI “TỈNH TÁO”
chủ thể thực hiện hành vi xác nhận là THÓI QUEN TỐT (hoặc là THÓI QUEN XẤU).
Và câu hỏi của bạn là: Tại sao rèn luyện thói quen TỐT lại quan trọng?
Vì sự thật là: Hầu như 80% các hoạt động
của bạn đều là THÓI QUEN – chỉ có điều là bạn chưa thực sự NHẬN THỨC về những
hành động của mình. Khi bạn trở nên NHẬN THỨC về những hành động của mình – bạn
sẽ nhận ra rằng: Bạn thực hiện các hành vi (trong ngày) tương đối giống nhau ở
ngày hôm qua và theo cách đó – những hành vi ngày mai của bạn cũng sẽ tương đối
giống ngày hôm nay.
Vậy nên, chẳng phải bạn luôn thực hiện các hành động theo THÓI QUEN đó
sao?
Chỉ có điều là trong TRẠNG THÁI NHẬN
THỨC bình thường bạn không nhận thức về các hành động của mình và cho rằng nó
là các hành động “mới”. Nhưng sự thật, chúng ta chỉ thực sự thoải mái với “người quen” trong một mối quan hệ như
thế nào? Thì những hành động của chúng ta chỉ thực sự thoải mái khi đó là những
“hành động quen thuộc”. Bạn không hề
thay đổi và thực hiện một thói quen mới một cách dễ dàng mà hầu hết các hành vi
của bạn đều là những HÀNH VI QUEN THUỘC -
được gọi là THÓI QUEN.
Đó là lý do tại sao chúng ta không hề thay đổi ở cấp độ lượng tử - tức là
CẤP ĐỘ THAY ĐỔI ĐẠI NHẢY VỌT – mà chỉ là “thay đổi từ từ” hoặc đối với nhiều
người thì chẳng có sự thay đổi gì cả.
Chúng ta thay đổi từ từ mà ít khi có
thể THAY ĐỔI Ở CẤP ĐỘ LƯỢNG TỬ - vì chúng ta “tư duy theo thói quen” – suy nghĩ
theo thói quen – cảm xúc theo thói quen – hành động theo thói quen – và KẾT QUẢ
TẤT NHIÊN RỒI – cũng theo thói quen.
Về cơ bản, THÓI QUEN không hề TỐT và
cũng không hề XẤU. Mà nếu có TỐT hay XẤU thì chúng ta phải là người xác nhận
nó. Nhưng có một điều khẳng định là: Với một người bình thường thì không thể có
100% các THÓI QUEN ĐỀU LÀ “TỐT”. Vì sao lại như vậy?
Vì nếu thói quen nào trong cuộc đời của
bạn cũng là TỐT – Thì đó là “THÁNH” chứ không phải là người bình thường. Bạn có
biết vì sao không? Câu trả lời là THỰC TẾ là như vậy đấy.
Tư duy có thể đúng – sai, tốt – xấu
và ít khi được đem ra phân minh để nói với một người chính xác là họ có TƯ DUY
THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH hay không? Vì đúng – sai, tốt – xấu về mặt tư duy là rất khó
phân biệt.
Suy nghĩ có thể đúng – sai, tốt – xấu…
cũng tương tự như tư duy. Ít khi nào chúng ta BIẾT ĐƯỢC, bởi vì bản thân suy
nghĩ – tự nó sẽ “cứu lấy nó” để trở nên LOGIC trong trường hợp đúng – sai, xấu –
tốt phân minh – và chẳng thể phân minh được.
Tương tự như thế, CẢM XÚC – và cả KẾT
QUẢ cũng sẽ không thể phân minh trên cuộc đời của con người để người đó tự xác
định ĐÚNG – SAI, TỐT – XẤU…
Và ngay cả đối với chính họ - cũng có
khi KHÔNG BIẾT về CHÍNH MÌNH nữa. Cho nên con đường này rất khó thay đổi cuộc đời,
nếu chỉ nói ở cấp độ tư duy – suy nghĩ – cảm xúc – hoặc kết quả.
Tuy nhiên, nếu nói ở cấp độ THÓI QUEN
thì tôi tin là 100% mỗi người trong chúng ta sẽ TỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC CÓ NHỮNG “THÓI
QUEN” sẽ CẦN THAY ĐỔI NÓ, và có những thói quen chúng ta muốn được THÊM VÀO
TRONG CUỘC SỐNG MÌNH – nhưng lại không biết làm thế nào để THÊM VÀO “TÍNH HIỆU
QUẢ” được khai sinh từ THÓI QUEN nào đó.
Bởi vì sự thật là: Nếu như 100% THÓI QUEN của chúng ta đều là TỐT (và giả
sử chúng ta XÁC NHẬN như thế) – thì chúng ta thật sự là “THÁNH” – và vượt qua cấp
độ của “người thường”, mà sẽ đi thẳng trực tiếp đến GIỚI TINH HOA.
Vì sự thật là: Không phải chúng ta
không đạt được cấp độ của thực hiện mọi thói quen tốt – mà bởi vì tận cùng của
thói quen – chính là “TRỰC DIỆN” CHIẾN
THẮNG CHÍNH MÌNH, và điều đó có nghĩa là “KHÔNG PHẢI MỘT HAY HAI THÓI QUEN”
làm phiền chúng ta – mà thực sự các thói quen xấu có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều
– đó chính là các thói quen bên trong.
Và đó là lý do tại sao bản thân của
THÓI QUEN BÊN NGOÀI – chỉ là HỆ QUẢ của một vài thói quen bên trong, và nguồn gốc
của một vài thói quen bên trong đó – rất có liên quan đến “TỘI LỖI” mà như chúng ta biết rằng – đó chính là điểm mà tất cả mọi
người bị “mắc kẹt” trong chính thế giới bên trong của họ.
Chỉ khi chúng ta “gỡ ra những tội lỗi bên trong” thì chúng ta mới trở nên
TỰ DO (BÊN TRONG) và do đó sẽ TỰ DO BÊN NGOÀI.
Vậy tội lỗi là gì? Là những hành vi “bất thức” (tức là nhận thức dưới mức
suy nghĩ) mà chúng ta hành động trong trạng thái đó – đã GÂY ĐAU KHỔ CHO NGƯỜI
KHÁC, CHO CHÍNH MÌNH và cho KHÔNG GIAN TÂM LINH TẬP THỂ.
Một số người “sợ” khi nói về tội lỗi?
Và tự hỏi là: Chẳng lẽ chúng ta lại “bị tội” và “bị tội” trói buộc chúng ta? Nếu
như không như thế - bạn sẽ RÈN LUYỆN 100% CÁC THÓI QUEN LÀ TỐT. Nhưng trên thực
tế là điều này rất khó xảy ra.
Tuy nhiên, nếu ngay cả khi bạn không
cho rằng mình có tội – thì chúng ta cũng cần quan tâm đến TỘI LIÊN ĐỚI (hay còn
gọi TỘI LIÊN QUAN) mà vô tình (hay cố ý) chúng ta đã gián tiếp thực hiện nó.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Albert Einstein lại KHÓC khi 2 quả bom nguyên tử được
thả xuống hai thành phố của Nhật – gây ra cái chết cho 2.000.000 người? Nếu nói
về trực tiếp thì ông không có tội – nhưng nếu nói về gián tiếp thì ÔNG KHÓC –
LÀ ĐÚNG, và thậm chí không chỉ là TỘI mà là RẤT CÓ TỘI (bất chấp có bào chữa
như thế nào). Nhưng đó là trường hợp TỐT – bởi vì nó đã KẾT THÚC KẾT CHIẾN
TRANG THẾ GIỚI THỨ 2 (mà nếu không kết thúc theo cách đó, nhân loại có khi chết
nhiều hơn nữa).
Vậy, đối với những người chủ động gây
ra cuộc chiến – và những người gián tiếp gây ra cuộc chiến, thì chẳng phải TỘI
LỖI thì chúng ta gọi đó là gì?
Nói tóm lại, THÓI QUEN BÊN NGOÀI – rất
có liên quan đến THÓI QUEN BÊN TRONG – và tận cùng của TÓI QUEN BÊN TRONG – lại
có thể đi đến “cội nguồn” để giúp bạn trở nên TỰ DO – thoát khỏi được nô lệ của
suy nghĩ (tức là dòng suy nghĩ miên man bên trong mình) luôn bắt tội bạn. Và việc
hóa giải các thói quen xấu – bằng cách khai sinh ra các thói quen tốt, sẽ giúp
bạn GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ vấn đề để bạn trở nên TỰ DO THỰC SỰ.
TỰ DO THỰC SỰ - bắt đầu từ bên trong, khi bạn cởi trói chính bạn khỏi
dòng suy nghĩ bên trong mình (luôn bắt tội bạn hết chuyện này đến chuyện khác).
TỰ DO THỰC SỰ - khi bạn hóa giải được tội lỗi của chính mình (bao gồm cả
tội lỗi liên đới) và tự cởi trói chính mình bằng cách cởi trói mình khỏi các
suy nghĩ.
TỰ DO THỰC SỰ - đến từ tự do bên trong, khi bạn thoát khỏi thói quen suy
nghĩ miên man, hoặc là thói quen suy nghĩ về một chuyện gì đó mà không có đường
ra.
TỰ DO THỰC SỰ - đến từ bạn “gỡ ra các thói quen xấu” và thoát khỏi chúng
để có thể tự do hành động (hoặc tự do hành động theo thói quen tốt) mà không bị
trói buộc bởi những thói quen xấu lâu đời đeo bám bạn.
TỰ DO THỰC SỰ - đến từ một quyết định THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI MÌNH bắt đầu từ
việc giải quyết triệt để từng thói quen xấu một.
Và đó lý do tại sao việc rèn luyện THÓI QUEN TỐT lại quan trọng. Vì bạn
không bỏ đi thói quen xấu bằng cách “chống lại nó” – vì thói quen xấu MẠNH HƠN
BẠN.
Hay nói cách khác, chúng ta không chống
lại thói quen xấu để có thể chiến thắng nó – vì trong cuộc chiến của sự chống lại
thói quen xấu, 99.99% chúng ta sẽ THUA. Tại sao? Vì THÓI QUEN là thứ định nghĩa
nên BẢN NGÃ (và TỰ NGÃ) của bạn, cho nên việc chống lại thói quen tức là chống
lại BẢN NGÃ – và TỰ NGÃ của mình, và điều đó có nghĩa là nếu BẠN KHÔNG THỰC SỰ “BIẾT
MÌNH LÀ AI” thì trong cuộc chiến đó bạn cầm chắc thất bại.
Vậy chúng ta thay đổi thói quen như
thế nào? 100% là để thói quen xấu “rời bỏ” chúng ta mà đi. Và bạn chỉ đi theo 1
CON ĐƯỜNG – đó chính là KIẾN TẠO NÊN THÓI QUEN TỐT.
Nếu bạn muốn trở nên thành công, bạn
phải kiến tạo nên THÓI QUEN TỐT – vì thói quen tốt sẽ tạo nên HIỆU QUẢ trên cuộc
đời bạn và đó chính là cách giúp bạn THÀNH CÔNG thực sự.
Lời hứa về sự thành công trên cuộc đời
của một người – chỉ đến từ CÁC THÓI QUEN TỐT.
Và ngược lại, bạn muốn từ bỏ THÓI
QUEN XẤU thì bạn không thể chống lại chúng mà chỉ có thể THAY ĐỔI THÓI QUEN – bằng
cách “đưa vào hệ thống tư duy” của bạn THÓI QUEN NGƯỢC LẠI mà bạn đã có. Và theo
đúng nghĩa này, bạn cũng phải XÂY DỰNG THÓI QUEN TỐT trên cuộc đời mình.
Do đó, RÈN LUYỆN THÓI QUEN TỐT là yếu
tốt cực kỳ quan trọng để giúp bạn thành công, ngay cả khi bạn muốn rèn luyện
thói quen tốt – hoặc là muốn thay đổi thói quen xấu – thì bạn cũng chỉ đi theo
1 CON ĐƯỜNG đó chính là “KIẾN TẠO THÓI
QUEN TỐT” mà thôi.
Và câu hỏi tiếp theo của bạn là: Thói quen nào là THÓI QUEN QUAN TRỌNG NHẤT
cần rèn luyện?
Đó chính là những thói quen NỀN TẢNG – là những thói quen NỀN – tức là THÓI QUEN LỚP NỀN mà từ đó mọi thói
quen TỐT khác được xây dựng nên. Bất cứ khi nào muốn thay đổi thói quen (xấu)
nào đó – chúng ta đều luôn bắt đầu từ các THÓI QUEN NỀN này – để LÀM NGƯỢC LẠI
với các thói quen đã có sẵn, và như thế chúng ta sẽ THAY ĐỔI ĐƯỢC THÓI QUEN CỦA
MÌNH.
Có 10 THÓI QUEN NỀN TẢNG NHƯ VẬY, mà tôi gọi là 10 THÓI QUEN ĐỂ THÀNH
CÔNG BỀN VỮNG.
10 THÓI QUEN ĐỂ THÀNH CÔNG BỀN VỮNG
này được xây dựng như là LỚP NỀN để từ đó mọi thói quen (tốt) còn lại được xây
dựng trên đó, hoặc là để phá bỏ các thói (xấu) chúng ta cần THAY THẾ CHÚNG BẰNG
NHỮNG THÓI QUEN CỤ THỂ thuộc THÓI QUEN NỀN này.
Thói quen thứ nhất, chính là NGUYÊN TẮC HÓA – hay còn gọi MÔ THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA THÓI QUEN. Trong quyển sách THAY ĐỔI
THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI, Tác giả chia sẻ thói quen thứ nhất chính là
thói quen “NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÓI QUEN” – chính là mô thức NGUYÊN TẮC HÓA – và đó chính là THÓI
QUEN NỀN TẢNG thứ nhất.
Thói quen thứ hai đến thói quen thứ
chín – là 7 THÓI QUEN ĐỂ HIỆU QUẢ và
THÓI QUEN THỨ 8 – được nghiên cứu và
phát triển bởi Stephen R. Covey – Cha đẻ của quản trị học hiện đại dựa trên HIỆU
QUẢ và THÓI QUEN.
Bạn có thể đọc quyển sách THAY ĐỔI THÓI QUEN – THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI
để tìm hiểu thêm về những thói quen này (có 9 thói quen như vậy).
Một số người nói với tôi rằng: Việc tôi
phát triển mô thức thói quen và tầm quan trọng của thói quen thì chẳng khác gì
Stephen R. Covey cả?
Sự thật là: NGƯỢC LẠI THÌ ĐÚNG HƠN.
THÓI QUEN THỨ 10 – tức là THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG (TỈNH THỨC) và SỐNG
THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH (HIỆN HỮU) – sẽ đặt lại câu hỏi là: Không phải HÀNH VI (THÓI QUEN) là thứ
quyết định sự thành công – mà chính là TRẠNG
THÁI Ý THỨC (TRẠNG THÁI NHẬN THỨC) mới chính là thứ quyết định thành công.
Và điều đó có nghĩa: BẠN CHẲNG CẦN CÁC
THÓI QUEN GÌ CẢ - BẠN CHỈ CẦN THỰC HIỆN MỘT THÓI QUEN MÀ THÔI – ĐÓ CHÍNH LÀ “TỈNH
THỨC & HIỆN HỮU TRONG TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN LÀM” – và đây không phải là
thói quen – đây chính là Ý THỨC VỀ MỌI
VIỆC BẠN LÀM (như là THÓI QUEN Ý THỨC) – mà không phải là THÓI QUEN HÀNH VI.
Tất cả những gì thuộc về thói quen
hành vi – chỉ là BÊN NGOÀI – là lớp ngoài cùng – nếu như không chạm đến THÓI
QUEN NỀN TẢNG thì lớp ngoài cùng đó sẽ “bị phá vỡ rất nhanh chóng” – nhưng khi
chạm đến THÓI QUEN NỀN TẢNG thì nó
không phải chỉ là THÓI QUEN HÀNH VI – mà chính là THÓI QUEN NGUYÊN TẮC (HỢP NHẤT “BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI”) trong mỗi
hành động. Điều đó có nghĩa là, để thành công bạn chỉ cần “men theo” những thói
quen nền tảng – và đi đến thói quen nền tảng cuối cùng – là ĐIỂM CHẠM TIẾN HÓA
CUỐI CÙNG CỦA MỌI THÓI QUEN, và điểm chạm cuối cùng này sẽ đưa bạn đến BƯỚC NHẢY LƯỢNG TỬ - NƠI KHÔNG CÒN CÓ “THÓI
QUEN” – mà tất cả là Ý THỨC, và mọi
thứ thuộc về Ý THỨC CHÍNH LÀ Ý THỨC về mỗi hành vi của bạn.
Và Ý THỨC VỀ MỖI HÀNH VI CỦA BẠN – là THÓI QUEN DUY NHẤT, THÓI QUEN THỰC
SỰ, THÓI QUEN ĐỘC NHẤT – và sự thật là bạn chỉ cần MỘT THÓI QUEN NÀY THÔI – Ý THỨC
VỀ MỖI VIỆC BẠN LÀM VÀ “Ý THỨC” VỀ MỌI
VIỆC BẠN LÀM. Thì đó là thói quen quan trọng nhất – và nếu xét từ tâm trí – thì
nó cũng không là thói quen – vì Ý THỨC Ở BÊN NGOÀI TÂM TRÍ, còn thói quen là
khu vực mà tâm trí đặt cho nó tự động hóa. Một bên “Ở BÊN TRÊN SUY NGHĨ” (Ý THỨC
và NHẬN THỨC TỈNH TÁO) và một bên là “ở dưới mức suy nghĩ” (thói quen thông thường
– ngoại trừ đó là các thói quen nền tảng) – thì làm sao có thể liệt kê THỨC TỈNH
MỤC ĐÍCH SỐNG (TỈNH THỨC) và SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH (HIỆN HỮU) như là một thói
quen?
Cho nên kết luận của tôi về thói quen
là: Chúng ta chẳng cần bất kỳ thói quen gì cả?
Tại sao chúng ta lại cần thói quen cơ
chứ?
CHÚNG TA CHỈ CẦN “NHẬN THỨC” VỀ CÁC THÓI QUEN VÀ “Ý THỨC” VỀ MỌI HÀNH VI
CỦA CHÚNG TA – là yếu tố duy nhất “CẦN VÀ ĐỦ” cho cả cuộc đời. Và cả NHẬN THỨC
và Ý THỨC đều KHÔNG PHẢI LÀ THÓI QUEN, vì nó “ở bên trên suy nghĩ” thay vì thói
quen là khu vực mà suy nghĩ “khoán việc tự động hành động” (vốn dĩ là bên dưới
suy nghĩ).
Thay vì để Ý THỨC và NHẬN THỨC chiếm chỗ để ta trở nên TỈNH THỨC trong mỗi
hành động (và trong mọi hành động), thì chính qua các thói quen (thông thường) –
“suy nghĩ” đã đánh lừa chúng ta khi nó tự cho là nó làm tốt hơn CHÍNH CHÚNG TA –
nhưng thực ra nó luôn “làm dở hơn” chúng ta rất nhiều.
Và đó chính là câu trả lời cho câu hỏi: Thói quen nào là quan trọng nhất
cần rèn luyện?
Đó chính là Ý THỨC VỀ MỖI VIỆC BẠN LÀM – VÀ Ý THỨC VỀ MỌI VIỆC BẠN LÀM.
Đó được gọi là THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG (TỈNH THỨC) và SỐNG THEO ĐÚNG MỤC
ĐÍCH (HIỆN HỮU) – trong mỗi việc bạn làm và trong mọi việc bạn làm.
Và sự thật là: THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG
(TỈNH THỨC) và SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH (HIỆN HỮU) thì không phải là THÓI QUEN –
mà đó chính là “TRẠNG THÁI Ý THỨC”. Chính
TRẠNG THÁI Ý THỨC này sẽ đưa bạn vào BƯỚC
NHẢY LƯỢNG TỬ - nơi THÀNH CÔNG luôn là “BÂY GIỜ”.
Và đó chính là ý nghĩa của câu nói
trong Kinh Thánh, “Hễ làm việc gì, hãy HẾT
LÒNG mà làm như thể làm cho Chúa, chứ không phải làm cho người ta” (Kinh Thánh
| Cô-lô-sê 3:23)
Và đây chính là THÓI QUEN QUAN TRỌNG NHẤT cần được rèn luyện: “Hễ làm việc
gì, hãy HẾT LÒNG mà làm như thể làm cho Chúa, chứ không phải làm cho người ta”.
#ANewHumanBeing - #GoodHabits - #TheMostImportantHabit -
#ThePrincipleHabits - #Present
Ngày 13/2/2022
Thông điệp từ: TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHOR | ROYAL ADVISOR
0 comments:
Đăng nhận xét