[Ngày 79/365/365] TỰ NGÃ (Phần 1)
TK (*) – Hỏi: Tự ngã là gì? Và làm thế nào để quan sát
được tự ngã?
Hoàng Gia –
Đáp: Tự ngã là bản ngã dưới dạng thể hiện ra hành vi bên ngoài. Nếu như BẢN NGÃ
là “CÁI TÔI” chỉ tồn tại bên trong
tâm trí của bạn (còn được gọi là EGO), thì TỰ NGÃ – liên quan nhiều đến hành vi
được biểu hiện ra trong sự tương tác với con người (còn được gọi là
EGOIC-SELF). Điều này có nghĩa là cả hai đều được hình thành trong sự bất thức
của bản thể tìm kiếm chính mình bên trong tâm trí – nhưng một bên thuộc về bên
trong tâm trí, còn một bên thuộc về hành vi trong sự tương tác với thế giới bên
ngoài.
BẢN NGÃ – chính là CÁI TÔI thuộc về bên trong tâm trí.
TỰ NGÃ – chính là CÁI TÔI thuộc về hành vi trong sự
tương tác với con người (đến từ bản ngã).
Điều đầu
tiên mà tôi mà muốn nói là những định nghĩa này không nhất thiết trùng với những
định nghĩa được biết trước đây của hầu hết mọi người trong các tôn giáo truyền
thống. Chúng ta chỉ đưa ra những định nghĩa đơn giản nhất để có thể mỗi người
trực ngộ ra TÍNH CHÂN NGÃ bên trong chính mình. Rằng chúng ta có một chân ngã –
mà không chỉ hoàn toàn là vô ngã, và CÁI CHÂN NGÃ này chính là CÁI TÔI CHÂN THẬT
bên dưới mọi cái tôi (được biểu hiện ra trên bề mặt của nó).
Như ta có
thể biết: Nếu như mọi thứ đều vô thường thì lấy cái gì để đo lường được sự vô
thường của mọi thứ. Phải có cái gì đó là THƯỜNG
HẰNG để đo lường sự vô thường của mọi thứ chứ?
Nếu như mọi
con người đều cho rằng mình là vô ngã thì lấy cái gì để đo lường sự vô ngã của
mọi người. Phải có cái gì đó là CHÂN NGÃ (là CÁI NGÃ CHÂN THẬT – là CÁI TÔI
CHÂN THẬT) để đo lường (quan sát) mọi cái vô ngã khác chứ?
SỰ THƯỜNG HẰNG trong thế giới bên ngoài chính là HIỆN TẠI – KHÔNG GIAN – SỰ TĨNH LẶNG. Tương
ứng với SỰ THƯỜNG HẰNG trong thế giới
bên trong là PHI THỜI GIAN – NHẬN THỨC –
SỰ TĨNH LẶNG (BÊN TRONG).
Việc hiểu
biết về những thứ thường hằng bên ngoài: HIỆN TẠI – KHÔNG GIAN – SỰ TĨNH LẶNG
(BÊN NGOÀI) sẽ giúp ta trực ngộ về sự thường hằng bên trong: PHI THỜI GIAN – NHẬN
THỨC – SỰ TĨNH LẶNG (BÊN TRONG). Và khi ta trực ngộ ra điều này chính là THỨC TỈNH.
THỨC TỈNH
khỏi giấc mơ của suy nghĩ, thức tỉnh khỏi giấc mơ của hình tướng, thức tỉnh khỏi
mọi hình thức của Ý THỨC THUẦN TÚY để trở về với CỘI NGUỒN – trở về NHÀ – nơi
mà từ đó phát sinh ra mọi thứ (mọi thứ bên ngoài và mọi thứ bên trong).
Quay trở lại câu hỏi của bạn là: Tự ngã là gì? Và làm
thế nào để quan sát được tự ngã?
Tự ngã là
CÁI TÔI được biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng HÀNH VI – thay vì chỉ là CÁI TÔI
bên trong suy nghĩ (được gọi là BẢN NGÃ).
Và bạn quan
sát được tự ngã bất cứ khi nào CÁI TÔI đó hành động dựa trên bản ngã.
Dù bạn có
suy nghĩ hay không, bạn vẫn phải tương tác với thế giới qua HÀNH VI, và nếu
hành vi của bạn đến từ bản ngã thì đó chính là TỰ NGÃ. Bất cứ khi nào bạn tương
tác với thế giới dựa trên CÁI TÔI tách biệt với con người và vạn vật thì đó
chính là TỰ NGÃ của bạn đang tương tác với con người và vạn vật.
Một câu hỏi đặt ra là: Nếu bạn không còn BẢN NGÃ bên
trong mình thì bạn còn có những hành vi thuộc về tự ngã bên ngoài không?
Câu trả lời
là CÓ hoặc KHÔNG.
CÓ là khi bạn ý thức rằng dù bạn có nhận thức rằng mình
là vô ngã (không có CÁI TÔI riêng biệt nào tách rời khỏi con người và vạn vật nữa)
– nhưng bạn vẫn phải tương tác với con người dựa trên việc con người nhìn nhận
bạn. CÓ là khi bạn thấy được sự quan
sát của người khác về bạn – và bạn vẫn phải tương tác với người khác qua cách
người khác nhìn nhận về bạn. Về mặt bản chất, bên trong bạn không còn có BẢN
NGÃ – nhưng hành vi của bạn vẫn phải dựa trên DANH TÍNH (BÊN NGOÀI) của bạn
trong sự tương tác với con người (mà hầu như là không thể bỏ đi được). Vậy xét
theo trường hợp này, bạn vẫn phải tương tác với con người như là một thực thể TỰ
NGÃ – sau khi bạn đã xóa bỏ đi BẢN NGÃ bên trong mình, mà không thể tương tác với
mọi người hoàn toàn là VÔ NGÃ (hoặc hoàn toàn là CHÂN NGÃ).
KHÔNG là khi bạn ý thức bên trong rằng
chẳng có CÁI TÔI nào – và những hành vi trong sự tương tác với con người đến từ
một nguồn cội xa xôi, đó chính là VÔ NGÃ – và CHÂN NGÃ. Vậy những hành vi của bạn
đến từ một sự nhận thức về chính bạn như là một thực thể VÔ NGÃ – và CHÂN NGÃ
thì tất nhiên những hành vi đó không thuộc về bản ngã, cho nên đồng nghĩa với
việc TỰ NGÃ của bạn cũng không còn. Vậy trong trường hợp tức là KHÔNG CÒN TỰ
NGÃ là vì lý do đó.
Do đó, bạn
có thể còn TỰ NGÃ hoặc không còn TỰ NGÃ – sau khi bạn đã tỉnh thức (tùy từng
trường hợp cụ thể). Bởi vì nếu bạn mất đi tự ngã luôn – thì hầu hết những người
tỉnh thức không sống được với con người, và trong quá khứ họ thường ẩn dật là
vì lý do này.
Một số người
tỉnh thức (GIÁC NGỘ) trước đây, sau khi đã tỉnh thức họ nhận ra được sự điên rồ
của con người và họ không thể sống được với trạng thái điên rồ của con người đó
cho nên họ chọn con đường ẩn dật là vì lý do này. Khi họ không còn bản ngã, và
đánh mất luôn tự ngã – thì gần như họ không thể tương tác với những người khác
(vì những người khác còn bản ngã, và những người khác tương tác với bạn bằng
cách định nghĩa bạn – như là một thực thể có bản ngã như họ, cho nên sự tương
tác sẽ không thể đồng điệu).
Tuy nhiên,
ngày nay những người TỈNH THỨC (GIÁC NGỘ) có điều kiện tương tác trở lại với
con người – bởi vì họ là TRỤ CỘT giữ
lại cho thế giới sự hòa bình (hoặc là CÁI NEO để thế giới vẫn còn tồn tại,
tránh khỏi họa diệt vong). Điều này có nghĩa là bạn vẫn phải tương tác với mọi
người như là một DANH TÍNH – điều này có nghĩa là bạn vẫn phải “VÌ MÌNH” trong
nhiều trường hợp, và đó chính là TỰ NGÃ vẫn còn trong hành vi của mỗi chúng ta
(trước hay sau khi tỉnh thức). Điều này sẽ giúp bạn quay trở lại phục vụ con
người tốt hơn, và đó là lý do tại sao tôi chia sẻ những điều này cho những người
mong muốn trở thành một phần trong thế giới của những con người tỉnh thức – những
CON NGƯỜI MỚI.
Và câu hỏi tiếp theo của bạn là: Làm thế nào để quan
sát được tự ngã?
Bạn quan sát được tự ngã (của bạn) trong những hành vi
tương tác với con người.
Một đặc
tính quan trọng số một của bản ngã (tự ngã) – đó chính là mô hình luôn cho rằng
TÔI ĐÚNG – ANH SAI. Khi bạn tỉnh thức, việc tôi đúng – anh sai không còn quan
trọng nữa, mà quan trọng là điều đúng của tôi – có phải là ĐÚNG MỤC ĐÍCH hay không? Đúng mục đích nghĩa là: Việc tôi đúng có
phải là mục đích của tôi không, có phải là mục đích của anh không, và có phải
là sự hòa hợp giữa mục đích của anh và mục đích của tôi không? Đó chính là ĐÚNG MỤC ĐÍCH.
Ngược lại,
việc anh đúng – có giúp anh hoàn thành mục đích của anh không? Nếu việc đúng của
anh không giúp anh hoàn thành mục đích của anh, thì tức là nó không đúng mục
đích, và nếu nó không đúng mục đích thì việc cố gắng bảo vệ luận điểm đúng đó cũng
hoàn toàn vô nghĩa.
Điều này dẫn
đến việc chúng ta cần quan sát TỰ NGÃ qua những hành vi của mình tương tác với
thế giới – rằng điều chúng ta hành động không phải còn dựa trên chứng minh TÔI
ĐÚNG – ANH SAI (tức là dựa trên bản ngã nữa), mà dựa trên tính ĐÚNG MỤC ĐÍCH của
TÔI – và tính ĐÚNG MỤC ĐÍCH của anh, trong sự hòa hợp giữa mục đích chung nhất.
Việc quan
sát cái tôi bên trong (bản ngã) được biểu hiện ra CÁI TÔI BÊN NGOÀI (tự ngã)
chính là sự quan sát trong sự tỉnh thức để có thể thấu hiểu được chính mình.
Đây chính là trạng thái BIẾT MÌNH (BIẾT TA).
Việc quan
sát cái tôi bên trong của người khác (bản ngã của người khác) được biểu hiện ra
CÁI TÔI BÊN NGOÀI (tự ngã của người khác) chính là sự quan sát trong sự tỉnh thức
để bạn có thể thấu hiểu được người khác. Đó chính là trạng thái BIẾT NGƯỜI.
Như ông bà
ta thường nói: “BIẾT NGƯỜI BIẾT T, TRĂM
TRẬN TRĂM THẮNG” cũng hoàn toàn được hiểu một cách đơn giản trong tất cả
các mối quan hệ giữa chúng ta với mọi người trong sự tương tác với con người, vừa
để giúp mình (mình thắng) vừa để giúp người (người thắng).
Vậy nên, sự
quan sát tự ngã sẽ giúp chúng ta tương tác với con người tốt hơn và chúng ta
làm điều đó trong sự tỉnh thức. TỈNH THỨC khi nhận ra TA chính là CHÂN NGÃ có
tính QUAN SÁT chứ không phải đối tượng được quan sát (BẢN NGÃ bên trong ta, TỰ
NGÃ bên ngoài dưới dạng hành vi của ta).
Bằng cách
tương tự như vậy TA cũng nhận ra BẢN NGÃ bên trong của người khác và TỰ NGÃ được
biểu hiện dưới dạng hành vi bên ngoài của người khác. Điều này sẽ giúp ta thấu
hiểu, lắng nghe người khác một cách rộng rãi, thoáng đãng và thông hiểu lẫn
nhau hơn.
Tình yêu
chân thật là gì?
Đó chính là
NHẬN RA TA BÊN TRONG NGƯỜI KHÁC, và điều đó có nghĩa là sự khác biệt chỉ là ảo
tưởng trong thế giới hình tường (thế giới đối tượng và thế giới suy nghĩ). Khi người
khác cũng nhận thức được như thế, thì tình yêu được khai sinh ra trong thế giới
này. TÌNH YÊU LÀ THỨ DUY NHẤT MANG TÍNH
“NHẤT NGUYÊN” trong thế giới nhị nguyên. Và điều đó có nghĩa là TÌNH YÊU LÀ THỨ CỨU RỖI THẾ GIỚI là vì
lý do này.
Trong Kinh
Thánh, đã từng viết “Đức Chúa Trời là
tình yêu” (Kinh Thánh | I Giăng 4:8) để chúng ta hiểu được sự cao trọng của
tình yêu và cách mà con người không nên phân biệt nhau dựa trên bản ngã và tự
ngã.
Vậy khi bạn
quan sát được bản ngã bên trong mình, và quan sát được tự ngã bên ngoài mình được
biểu hiện dưới dạng hành vi, thì khi đó bạn cũng có cơ hội quan sát được bản
ngã bên trong của người khác và quan sát được tự ngã bên ngoài của người khác.
Khi bạn quan sát được điều này, bạn sẽ nhận ra tính VÔ NGÃ của mình và cũng nhận
ra được tính VÔ NGÃ nơi người khác. Điều này cũng sẽ khai sinh được cách nhìn
nhận về CHÂN NGÃ (BẢN THỂ) bên trong mình và nhìn nhận CHÂN NGÃ (BẢN THỂ) bên
trong những người khác là MỘT. Chính điều này khai sinh ra TÌNH YÊU CHÂN CHÍNH
trong thế giới nhị nguyên này.
TÌNH YÊU CỨU RỖI NHÂN LOẠI LÀ VÌ LẼ ĐÓ.
///---
(*) Vấn đề - Thử thách: Làm thế nào để nhận ra TA (BẢN CHẤT CHÂN THẬT CỦA TA) và NGƯỜI (BẢN CHẤT
CHÂN THẬT CỦA NGƯỜI KHÁC) là MỘT?
(**) Câu hỏi – Thức tỉnh: Quan sát HÀNH VI của bạn trong sự tương tác với mọi người có phải là TỰ
NGÃ hay không? Có phải là để chứng minh TÔI ĐÚNG – ANH SAI (TÔI ĐÚNG – NGƯỜI
KHÁC SAI) hay không? Và làm thế nào để đưa mọi thứ về hành vi theo ĐÚNG MỤC
ĐÍCH thay vì chỉ để chứng minh TÔI ĐÚNG – ANH SAI (TÔI ĐÚNG – NGƯỜI KHÁC SAI)?
(***) Thực hành – Trải nghiệm: “Yêu thương người lân cận như mình” (Kinh Thánh | Ma-thi-ơ 22:39)
Ngày 18/5/2022
Thông điệp từ TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHOR | ROYAL ADVISOR
0 comments:
Đăng nhận xét